Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Bảy thực phẩm là kẻ thù của tế bào ung thư


    Ungthư là căn bệnh mà không hề một ai muốn mắc phải. Trong tự nhiên có không ít những loại thực phẩm có thể giúp giết cʜết tế bào ung thư mà chúng ta không để ý tới.
 
1. Mướp đắng: “mướp hạng nhất” chống ung thư
Bình thường, mướp đắng là loại thực phẩm khó ăn với nhiều người, có những người vì không thích vị đắng của nó nên không bao giờ “đụng đũa”. Thế nhưng, danh y nổi tiếng của Trung Quốc, Li Shizhen đã đánh giá nó là loại “mướp hạng nhất” có khả năng chống những loại ungthư hiếm gặp.
Ngoài ra, trong y học phương Tây cũng đã chứng minh được hiệu quả chống u.thư của mướp đắng bắt nguồn từ thành phần protein quinine – một loại protein kích hoạt các tế bào miễn dịch và tiêu diệt tế bào ung thư hoặc các tế bào gây bất lợi cho sức khỏe.
Hơn nữa, hạt của mướp đắng còn chứa một chất ức chế protease giúp ức chế tế bào u.thư bài tiết protease, từ đó ngăn chặn di căn.
2. Cà tím:
Trong sách Đông y của Trung Quốc, cà tím thường được sử dụng để chữa bệnh. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy cà tím có khả năng chống lại u.thư.
Bởi trong cà tím có chứa solanie, cucurbitacin, stachydrine, choline và các ancaloit, trong đó solanie, cucurbitacin là hai thành phần đã được xác nhận có tác dụng chống lại.
Cà tím cũng rất giàu chất dinh dưỡng, chúng có lượng vitamin A và C tương đương với cà chua, riêng protein và canxi còn cao gấp 3 lần so với cà chua. Hoa cà tím, gốc cà tím, nước ép từ cà tím cũng đều là những loại thuốc tốt cho sức khỏe. Vào thời cổ đại đã ghi lại trường hợp dùng gốc cà tím chữa trị u bướu.
3. Kiwi: giành “quán quân” vitamin C
Quả kiwi rất giàu protein, đường, chất béo, vitamin, axit hữu cơ và nhiều loại khoáng chất. Hàm lượng vitamin C của kiwi là quán quân trong các loại quả. Quả kiwi với lớp vỏ ngoài như củ khoai tây nhưng bên trong lại là lớp thịt màu xanh như ngọc lục bảo có vị chua ngọt thơm ngon được nhiều người yêu thích.
Nó là loại quả được mệnh danh là “thuốc vitamin C tự nhiên”. Trong 100g kiwi có đến 200g vitamin

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

24 BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA DỊ ỨNG CỰC CÔNG HIỆU - LƯU LẠI DÙNG KHI CẦN!!



Đây là các bài thuốc đã được nhiều người kiểm chứng hiệu quả chữa bệnh dị ứng rất tốt. Xin phép chia sẻ để bà con tiện thực hiện.
1. Dị ứng sơn lở loét: Rau dền luộc lấy nước rửa thường xuyên hoặc giã nát đắp lên chỗ lở loét vài lần.
2. Dị ứng sơn lở da thịt: Lấy 10 lá cải bẹ trắng nấu nước để rửa.
3. Dị ứng do ăn đồ biển: Lấy lá tía tô rửa sạch giã nát vắt nước cốt uống, bã xát vô chỗ ngứa.
4. Dị ứng mẩn đỏ: Lấy ngò gai giã lấy nước bôi lên nơi bị ngứa.
5. Dị ứng mẩn ngứa: Lấy hạt tiêu ( 1 phần ) ngâm với nước ( 9 phần ), sau 1 tuần gạn nước cất vô lọ đậy kín, khi ngứa lấy bôi lên.
6. Dị ứng nổi mụn nhỏ trên mặt: Rau sam rửa rồi sắc đặc dùng lau mặt và thoa lên chỗ mụn mỗi ngày trước khi ngủ.
7. Dị ứng do mày đay: Lá húng chanh khô 15 gr + 2 chén nước nấu còn lại 1 chén, chia chia 3 uống trong ngày.
8. Dị ứng mề đay: Lá húng chanh tươi rửa rồi giã nát thêm vài hạt muối đắp vô chỗ ngứa (hoặc xát vào).
9. Dị ứng trước gió khí hậu phát sinh mề đay: Hoa kinh giới + đậu đỏ lượng bằng nhau, sao khô tán nhuyễn thành bột và pha với lòng trắng trứng gà bôi lên.
10. Dị ứng mẩn ngứa: Lá húng cay rửa bằng nước muối vò nát xát vào chỗ ngứa.
11. Dị ứng sơn lở loét: Lá húng cay khô nấu nước rửa thường xuyên.
12. Dị ứng ngứa do rôm sảy trẻ em: Dùng 1 nắm rau má rửa rồi làm gãy nát thêm ít nước nấu sôi để nguội (nước mưa càng tốt), lọc lấy nước sau khi nấu rồi pha ít đường cho trẻ uống chỉ 1 lần buổi sáng.
13. Dị ứng Mẩn ngứa khắp người: Lá sương xông + lá khế 2 thứ bằng 1 nắm tay + lá me chua đất 1/2 nắm tay , giã nát tất cả rồi thêm tí nước sôi để nguội vắt nước và thêm vài hạt muối để uống , dùng bã thoa vô chỗ sưng ngứa đỏ.
14. Dị ứng mẩn ngứa: Lá khế 100 gr nấu với 6 lít nước xông và tắm, bã đắp lên chỗ ngứa.
15. Dị ứng mẩn ngứa dữ dội nổi thành cục: Khế tươi 500 gr xay nát nấu nước để rửa ngoài trong ngày 3 lần (tránh dùng cho bệnh phong).

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

NƯỚC UỐNG CHANH SẢ - NGỪA COVID-19, CHỐNG HÀNG NGÀN BỆNH TẬT


Loại thức uống giúp giải độc gan, thận tốt nhất nhưng lại rất dễ pha chế mà bạn không thể không biết
----------------

NGUYÊN LIỆU:
Vài cây sả, một quả chanh, một thìa mật ong và một túi trà.
CÁCH CHẾ BIẾN
– Đầu tiên, bỏ phần lá, chỉ lấy phần thân (củ). Rửa sạch và đập dập rồi cho vào một cốc nước nóng. 3 phút sau, thêm một túi trà và một thìa mật ong vào cốc.
– Trước khi uống, bạn vớt sả, túi trà ra và có thể thêm lát chanh để tăng thêm công dụng chữa bệnh.
CÔNG DỤNG:
✅Giảm đau đầu: Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể giảm triệu chứng đau đầu. Những người thường xuyên bị đau nửa đầu nên uống trà sả thường xuyên.
✅Kiểm soát cholesterol: Trà sả có thể hạn chế sự hấp thu cholesterol trong ruột. Nó cũng ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Uống trà sả thường xuyên có thể kiểm soát nồng độ cholesterol.
✅Đẹp da: Trà sả có thể làm đẹp da. Nó giàu vitamin C. Nó có thể thải độc trong cơ thể.
✅Giảm tối thiểu cơn đau khớp: Các đặc tính chống viêm của sả có thể giúp làm giảm các cơn đau viêm khớp. Nếu bạn đang bị bệnh thấp khớp, bệnh gút hoặc đau khớp, hãy thường xuyên uống trà sả để cảm nhận sự khác biệt.
✅Giúp ngủ ngon: Trà sả giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn bởi nó làm “dịu” cơ thể.
✅Tốt cho tiêu hóa: Trà sả có thể điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và chuột rút. Nó cũng có thể giết các kí sinh trùng trong đường ruột.
✅Giải độc cơ thể: Trà sả có thể giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp thận và gan hoạt động tốt hơn.
Loại thức uống giúp giải độc gan, thận tốt nhất nhưng lại rất dễ pha chế mà bạn không thể không biết
----------------
NGUYÊN LIỆU:

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

MỖI GIA ĐÌNH NÊN CÓ 1 CÂY ĐINH LĂNG VÌ NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ MÀ NÓ MANG LẠI


Cây đinh lăng được ví như "nhân sâm của người nghèo" với những công dụng trị được nhiều bệnh như mề đay, mẩn ngứa, thấp khớp, tắc tia sữa, ho, tăng cường sinh lý…

1. Bài thuốc giúp phòng ngừa dị ứng và bồi bổ cơ thể
- Chuẩn bị: 200 lá đinh lăng.
- Thực hiện: Nấu sôi với 200ml nước trong 20 phút. Sau đó chắt lấy nước, nấu thêm 20 phút nữa. Dùng nước chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.

2. Bài thuốc giúp chữa tắc tia sữa ở phụ nữ sau khi sinh
- Chuẩn bị: 3 lát gừng tươi và 40g rễ đinh lăng.
- Thực hiện: Cho vào nồi, đun sôi với 500ml nước và hạ lửa nấu cho đến khi còn 250ml. Dùng nước sắc uống khi còn nóng.

3. Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm, thời tiết
- Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 80g.
- Thực hiện: Nấu sôi với 500ml còn lại 250ml, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

4. Bài thuốc chữa ho mãn tính
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng, nghệ vàng, đậu săn, rau tần, bách bộ và rễ cây dâu mỗi vị 8g, gừng khô 4g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc với 500ml, còn lại 250ml. Chia thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.

5. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do thấp khớp
- Chuẩn bị: Quế chi và vỏ quýt (trần bì) mỗi vị 4g, thiên niên kiện, cỏ xước, hà thủ ô, huyết rồng và cối xay mỗi vị 8g, rễ đinh lăng 12g.
- Thực hiện: Để quế chi riêng, cho các vị sắc lấy nước, sau khi sôi cho quế chi vào. Chia thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn ấm.

6. Bài thuốc chữa chứng mệt mỏi, lười vận động, uể oải
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng phơi khô, 0.5g.
- Thực hiện: Đun với 100ml nước trong vòng 15 phút, sau đó chia thành 2 – 3 lần dùng và uống hết trong ngày.

7. Bài thuốc chữa chứng vú căng nóng và tắc tia sữa
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng 30 – 35g.
- Thực hiện: Sắc lấy 250ml nước, uống liên tục trong vòng 2 – 3 ngày.

8. Bài thuốc chữa vết thương sưng đau
- Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch, để ráo nước và giã nát, sau đó đắp lên vùng đau nhức.

9. Bài thuốc chữa chứng đau lưng mỏi gối
- Chuẩn bị: 20 – 30g thân cành cây đinh lăng, phối hợp thêm cam thảo dây, cúc tần và rễ cây xấu hổ.
- Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần dùng.

10. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan
- Chuẩn bị: Nghệ 8g, biển đậu 12g, rễ đinh lăng 12g và rễ cỏ tranh 12g.
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng đều đặn cho đến khi khỏi.

11. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương và rối loạn cương dương ở nam giới
- Chuẩn bị: Sa nhân 6g, cao ban long và trâu cổ mỗi vị 8g, cám nếp và rễ đinh lăng mỗi vị 12g.
- Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Lưu ý: Để đạt được kết quả điều trị tốt, nên kết hợp với thói quen tình dục lành mạnh, tập luyện và ăn uống điều độ.

12. Bài thuốc chữa bệnh thiếu máu
- Chuẩn bị: Tam thất 20g, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa và rễ đinh lăng mỗi vị 100g.
- Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 100g thuốc bột sắc với nước và dùng uống trong ngày.

13. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ, ho, ban sởi và dị ứng
- Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 10g.
- Thực hiện: Sắc với 200ml nước và dùng hết trong ngày.

14. Bài thuốc chữa chứng ho suyễn lâu năm không giảm
- Chuẩn bị: Gừng khô 4g, xương bồ 6g, đậu săng, rễ đinh lăng, nghệ vàng, tang bạch bì và tần dày lá mỗi vị 8g.
- Thực hiện: Sắc với 600ml nước còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.

15. Bài thuốc chữa chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng và ợ hơi nhiều
- Chuẩn bị: 10g rễ đinh lăng.
- Thực hiện: Sắc với 300ml nước, còn lại 150ml, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống.

16. Bài thuốc chữa chứng đau tức ngực, nhức đầu và nóng sốt
- Chuẩn bị: Chua me đất, lá tre và rễ sài hồ mỗi vị 20g, rau má, cam thảo dây và rễ đinh lăng tươi mỗi vị 30g, trần bì và vỏ chanh mỗi vị 10g.
- Thực hiện: Đem dược liệu thái nhỏ, đổ ngập nước và sắc lấy 250ml. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

17. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan mãn tính
- Chuẩn bị: Ngưu tất, uất kim mỗi vị 8g, ngũ gia bì, xa tiền tử, rễ đinh lăng, hoài sơn, chi tử, rễ cỏ tranh và hoài sơn mỗi vị 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g.
- Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

18. Rễ đinh lăng ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe, tiêu thực
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng khô 100g.
- Thực hiện: Tán nhỏ và ngâm với 1 lít rượu 30 độ trong vòng 10 ngày. Cứ vài ngày lắc đều lọ 1 lần để tránh thuốc đóng cặn. Mỗi lần dùng 10ml trước khi ăn, ngày dùng 2 lần.

19. Bài thuốc chữa chứng mất ngủ kéo dài, thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ
- Chuẩn bị: Liên nhục 16g, tâm sen 12g, lá đinh lăng 24g, lá vông 20g và tang diệp 20g.
- Thực hiện: Sắc với 400ml nước, lấy khoảng 150ml và chia thành 2 lần uống trong ngày.

20. Bài thuốc trị chứng tiểu ra nước đỏ, đái rắt, đái buốt do sỏi thận
- Chuẩn bị: Kim tiền thảo, xa tiền thảo, lá đinh lăng và liên tiền thảo mỗi thứ 1 nắm to.
- Thực hiệc: Sắc uống đều đặn, nếu bệnh nặng nên gia thêm 10 – 12g chè búp non.

21. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận gây bí tiểu và đau quặn bụng
- Chuẩn bị: Xa tiền thảo 20g, rau ngổ 30g, lá đinh lăng và xấu hổ tía mỗi vị 40g, râu bắp 24g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.

22. Bài thuốc trị chứng tắc sữa và sưng đau vú ở phụ nữ sau sinh
- Bài thuốc 1: Dùng hoài sơn, đương quy, rễ bí đỏ, xuyên khung, bạch truật, đan sâm mỗi vị 12g, lá đinh lăng 40g, kim ngân hoa 16g. Sắc các vị lấy nước uống, dùng mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Trần bì, kim ngân hoa mỗi vị 12g, sài đất và bồ công anh mỗi vị 20g, lá đinh lăng (sao vàng hạ thổ) 40g. Sắc với 400ml nước, còn lại 200ml chia thành 2 lần dùng. Nên uống khi thuốc còn nóng.

23. Bài thuốc chữa chứng đau mỏi các khớp, khó khăn khi vận động và có biểu hiện xơ cứng
- Chuẩn bị: Trần bì, đại táo, khởi tử, đương quy, cam thảo và xuyên khung mỗi vị 12g, đỗ trọng 10g, nam tục đoạn, củ đinh lăng (sao thơm) và thổ linh mỗi vị 20g, ngưu tất 16g.
- Thực hiện: Sắc với 800ml nước, còn lại 250ml. Đem nước sắc chia thành 2 – 3 lần uống và dùng liên tục trong 15 ngày. Nếu cần có thể lặp lại liệu trình cho đến khi bệnh thuyên giảm.

24. Bài thuốc trị chứng ho khan kéo dài do phế nhiệt
- Chuẩn bị: Cát cánh, đại táo và trần bì mỗi vị 12g, cam thảo, mạch môn và tía tô mỗi vị 16g, củ đinh lăng, xa tiền thảo, lá xương sông, rau má mỗi vị 20g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc mỗi ngày 1 thang.

⚠ Kiêng kỵ và Lưu ý khi sử dụng vị thuốc đinh lăng:
- Cây đinh lăng tuy có tác dụng tốt nhưng chỉ nên dùng với một lượng vừa đủ. Vì nếu dung nạp quá nhiều saponin sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt và tiêu chảy.
- Chỉ nên dùng khoảng từ 10 đến 20g cây đinh lăng đã phơi khô/ ngày.
- Chú ý nên dùng cây đinh lăng từ 3 tuổi trở lên để đảm bảo dược tính.
- Ngoài việc áp dụng bài thuốc từ dược liệu, bạn có thể hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe với các món ăn từ lá đinh lăng. 

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

Chữa đột quỵ dẫn đến tai biến

Một bài thuốc mình xin chia sẻ lên đây để mọi người tham khảo và thử nghiệm. Bố mình năm nay 85 tuổi bị tai biến và rất yếu. Ông bị cứng hết chân tay, các cơ và xương nên cử động rất khó khăn. Ko tự ngồi, nằm, đi, lại được. Vs mất tự chủ nên luôn phải có người bên cạnh chăm sóc và hỗ trợ. Mẹ mình nghe mách lấy cây lạc tiên trải ra người bệnh nằm lên và đốt bên dưới bằng mo cau. Mấy mẹ con hì hục làm và kết quả thạt ko ngờ. Hôm nay là buổi thứ 3 mà bố mình đã tự đi lại được và nhất là sáng nay bố tự leo cầu thang lên tầng 2 để chị em mình xông cho. Nếu ko tự mình trực tiếp làm thì mình cũng ko thể tin nổi hiệu quả đến vậy. !!
CÁCH LÀM:
Nguyên liệu:
- Khoảng 12kg cây lạc tiên/ lần
- Khoảng 6 đến 8 cái mo cau khô/ lần
Thực hiện:
Dùng một chiếc giường cũ chỉ để lại thang giường và dát giường ( có khe hở để khói xông lên đc), trải cây lạc tiên lên trên giường dày khoảng 15cm. ,20cm.
Người bệnh cởi hết quần áo nằm lên trên, dùng 1 tấm chăn mỏng đắp lên trên
Dùng mo cau khô đốt ở bên dưới sao cho nóng đều khắp cơ thể người bệnh. Khi lá lạc tiên đã nóng đều có thể ngưng đốt mo cau tới khi lá nguội bớt lại đốt tiếp. Khi đốt mo cau chỉ nên đốt lửa nhỏ và phải di chuyển đều dọc cơ thể người bệnh tránh bị bỏng. Người bệnh toát được càng nhiều mồ hôi càng tốt.
LƯU Ý:
- Lạc tiên phải dùng cây tươi, dùng xong bỏ đi không dùng lại lần 2
- Khi đốt mo cau nhớ phải canh lửa tốt tránh làm bỏng người bệnh, khói không đều hoặc không đủ sức làm nóng cây lạc tiên.
- Bố mình xông 3 lần, Mỗi lần xông khoảng 1h. ( Do bố mình bị huyết áp cao nên không thể xông lâu đc). Thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Ảnh Kh bạn Nga ( làm Clip Kh 1 )







Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

LƯỢ SỬ THỜI BẮC THUỘC ( 3 )

TỪ LÃ (LỮ) GIA ĐẾN HAI BÀ TRƯNG

Sau khi Triệu Đà chết, cháu nội là Hồ Văn lên nối ngôi hiệu là Triệu Văn Vương. Hồ Văn là con của Mỵ Châu và Trọng Thuỷ, ở ngôi được 12 năm (137-125 TCN). Người Tàu ở Lưỡng Quảng gọi Hồ Văn là Triệu Mạt, lăng mộ của ông hiện còn ở thành phố Quảng Châu (Phiên Ngung xưa) vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn (ai muốn tìm hiểu thêm về thiên tình sử Mỵ Châu - Trọng Thủy có thể đến đọc tấm bia đá ở đây).

Thái tử Anh Tề được gửi sang Hán làm con tin về nối ngôi lấy hiệu là Triệu Minh Vương. Minh Vương cũng ở ngôi được 12 năm (125-113 TCN) thì chết, thái tử Hưng còn nhỏ lên nối ngôi hiệu là Triệu Ai Vương, Hoàng thái hậu là Cù Thị nhiếp chính.

Nam Việt, nhất là quận Giao Chỉ và Cửu Chân vẫn nổi tiếng là vùng đất trù phú, nhiều ngọc trai, ngà voi, sừng tê, trầm hương... luôn là nỗi thèm khát của các vua Tàu. Hán Vũ Đế cũng có âm mưu này.

Khi còn ở Hán, thái tử Anh Tề lấy Cù Thị là người Hán, một gái lầu xanh ở Hàm Đan, dù đã là vợ Anh Tề nhưng Cù Thị vẫn say đắm một người Hán khác là An Quốc Thiếu quý. Hán Vũ Đế sai An Quốc Thiếu quý làm sứ thần sang Nam Việt để thuyết phục Cù Thị và Ai Vương thần phục Hán. Lúc đó trong triều có tể tướng Lã Gia rất có thế lực, 70 người con cháu của ông đều nắm các chức vụ trong triều, con trai lấy công chúa, con gái lấy hoàng tử, con gái đầu lòng lấy con vua Tần ở Thương Ngô. Hán Vũ Đế biết vậy nên tìm cách mua chuộc ông gửi một chiếc ấn bạc và phong tước Kiến Nguyên.

An Quốc Thiếu quý gặp Cù Thị, tình cũ mặn nồng, 2 người bàn cách để Nam Việt thần phục Hán.

Cù Thị mở một bữa tiệc mời Lã Gia, nhưng khi bàn thì Lã Gia không đồng ý. Cù Thị nói :"Nam Việt thần phục Hán triều là hồng phúc, sao tướng quân lại ngăn cản?" Lã Gia tức giận bỏ đi, Cù Thị vơ lấy ngọn giáo định đâm ông nhưng Ai Vương cản lại.

Lã Gia bàn với triều thần giết Cù Thị và An Quốc Thiếu quý mà vẫn giữ Ai Vương, bàn đi bàn lại suốt 2 tháng mà chưa quyết định, tin tức về đến nhà Hán, Hán Vũ Đế vội sai Cù Lạc là anh Cù Thị cùng với Hàn Thiên Thư lãnh 2 đạo quân sang Nam Việt để hỗ trợ cho mẹ con Cù Thị.

Lã Gia nghe tin ra yết thị bố cáo với dân chúng :

"Vua còn ấu trĩ, Hoàng Thái Hậu dòng dõi Hán tộc, gian dâm với sứ Hán, muốn đem dâng nước cho Tàu. Bảo vật trọng khí của tiên quân đều đem biếu sứ Tàu cả. Cù Thị muốn khuất phục cả một triều đại, không còn nghĩ đến xã tắc giống nòi".

Lã Gia đem quân giết An Quốc Thiếu quý, Cù Thị và Ai Vương, sai con rể là Tần vương lập hoàng tử Kiến Đức con bà Thuật Dương lên ngôi. Bà Thuật Dương người Giao Chỉ.

Cù Lạc và Hàn Thiên Thư kéo quân đến biên giới nghe tin phải quay về. Hán Vũ Đế tức giận, sai Lộ Bác Đức và Hàn Thiên Thư đi đánh Nam Việt.

Năm xưa tướng Tần Đồ Thư cũng dẫn 5 đạo quân vượt Ngũ Lĩnh đánh Nam Việt thành công, nhưng vào đến Lạc Việt thì thảm bại và bỏ xác. Nhưng thành công của Đồ Thư là nhờ một người Việt, một kỹ sư và cũng có thể gọi là tên Việt gian đầu tiên mở đường cho Hán tộc Nam chinh. Người đó có tên là Giám Lộc.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

LƯỢC SỬ THỜI BẮC THUỘC ( 2 )

LÃNH THỔ VĂN LANG VÀ NGƯỜI ÂU VIỆT

Lĩnh Nam chích quái chép : "Vào đời vua Thành Vương nhà Chu (1109 TCN), Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là họ Việt Thường đem chim bạch trĩ sang cống".

Trước đó, sử Tàu viết, đời vua Nghiêu (2353 trước CN) hoàng tử Việt Thường dâng vua Nghiêu một con Thần Quy có 3 chân, trên lưng có khắc chữ Khoa Đẩu, vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch.

Thần quy đem tiến Đào Đường
Bắc Nam từ ấy giao bang là đầu

Đại Nam Quốc sử diễn ca.

Trong sách Địa dư Nguyễn Trãi viết : "Thuận Hóa cổ, Việt Thường bộ".

Theo khảo cứu của ông Aurousseau dựa trên các khai quật của Viện Viễn Đông Bác Cổ năm 1927-1928 thì lãnh thổ nước ta vào đời Tần (Tàu) kéo dài đến nam đèo Hải Vân.

Tiền Hán chí và Sử ký Tư Mã Thiên cũng chép rằng Triệu Đà từng kéo quân vào tận đây và được đổi thành Tượng quận hay quận Tượng Lâm, nhưng với truyền thống viết sử đề cao Hán của các sử gia người Hán thì giả thiết này khó tin, Triệu Đà vào Văn Lang sâu nhất chỉ đến vùng Tiên Sơn - Bắc Ninh ngày nay. An Dương Vương cắt đất cầu hòa, Đà rút về Phiên Ngung và cho con là Trọng Thủy sang ở rể.

Tượng Lâm không được nhắc đến trong vài thế kỷ, cho đến năm 220, Khu Liên tù trưởng của một dân tộc dũng mãnh, thiện chiến nổi lên giết huyện lệnh lập nên nước Lâm Ấp sau này đổi tên thành Chiêm Thành. Kinh đô đóng ở Lâm Ấp tức là Huế bây giờ.

Mảnh đất này trong nhiều thế kỷ là một nơi tranh giành đẫm máu giữa hai dân tộc Việt và Cham, trở nên một mất một còn. Cho đến năm 1252, miền đất này vĩnh viễn mới trở về Đại Việt bởi một người đẹp, Công chúa Trần Huyền Trân, mất 2 châu Ô, Lý là bước đầu tiên dẫn đến suy tàn của Chiêm Thành.

Những giả thuyết cho rằng người Việt Nam là một trong những tộc người bị Hán xua đuổi chạy xuống phía nam cũng không còn đứng vững. Các nghiên cứu đều cho thấy vùng đất này là dân bản địa, có một nền văn minh rực rỡ Đông Sơn khi mà cả châu Âu lúc đó mới là thời kỳ Tân Thạch, có nền văn minh nông nghiệp, có phong tục, trang phục riêng, họ có thể bắt đầu từ 2 sắc tộc gần gũi nhau là Âu Tây và Lạc Việt. Sử ký Tư Mã Thiên chép :"Tiễn phát, văn thân, thác tý tả nhậm, Âu -Việt chi dân dã"- Cắt tóc, vẽ mình, khoanh cánh tay khép tà áo trái, chính là dân Âu Việt.

Đất Việt giang tay đón những người từ Bắc chạy xuống, từ Đông vào, từ Tây qua, hòa trộn với sắc dân trên đường Nam tiến để làm nên người Việt Nam, giống như một Hợp chủng quốc vậy. Chỉ có miền đất nào đặt con người ngang với Trời, Đất thì mới xứng là nơi ở của Đế.

TỪ LÃ GIA ĐẾN HAI BÀ TRƯNG (Tiếp theo)

Hán Vũ Đế học vua Tần ngày trước phong Lộ Bác Đức làm "Phục Ba tướng quân", Dương Bộc làm " Lâu thuyền tướng quân", một đại tướng là Nghiêm (không rõ họ hay tên) làm " Qua thuyền tướng quân", một đại tướng là Giáp và tướng Hầu Quý theo 5 đường ngày xưa của Đồ Thư vượt 5 ngọn Ngũ Lĩnh tiến về Phiên Ngung.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

LƯỢC SỬ THỜI BẮC THUỘC ( 1 )

Vì khuôn khổ cũng như tính năng của facebook, những bài viết thế này chỉ là điểm lại những sự kiện, luận điểm khác với quan niệm lịch sử từ trước cho đến nay rằng, nước ta đã bị Tàu đô hộ 1.000 năm. Nó không phải là một công trình khảo cứu cần sự đóng góp của nhiều người.

Cũng chưa bao giờ, kể cả trong cái gọi là "ngàn năm Bắc thuộc" trừ gần 20 năm đô hộ của nhà Minh nước ta bị phụ thuộc và bị bắt nạt bởi người hàng xóm đến như vậy.

Nhìn lại lịch sử để thấy tinh thần độc lập, tự cường của dân ta từ thời Hùng Vương chưa bao giờ ngưng nghỉ, xin lấy một nhận xét của một học giả thực dân là ông Paul Mus trong cuốn "Sociologie d'une guerre", tạm dịch :
" Theo các kết quả nghiên cứu thì đất ấy(VN) không phải là một quận huyện mới của nước Tàu, mà rõ ràng là một Quốc gia riêng, có một tinh thần riêng của nó,không sao khuất phục được".

BÁCH VIỆT

Sau khi thống nhất nước Tàu, Tần Thủy Hoàng chia đất nước thành 36 quận, huyện. Địa giới nước Tàu bắt đầu từ dãy Ngũ Lĩnh còn gọi là Lĩnh Nam lên phía Bắc ( theo Aurousseau). Sử ký Tư Mã Thiên cũng viết : " Nam hữu Ngũ Lĩnh chi thú"- Phía Nam có dãy Ngũ Lĩnh là nơi đồn thú. Các dân tộc phía nam Ngũ Lĩnh được gọi là Bách Việt từ đây, theo cổ sử Tàu thì các dân tộc từ nam sông Dương Tử đến Ngũ Lĩnh được gọi là Viêm, Mân hay Kinh Man (nước Sở)

Dãy Ngũ Lĩnh bắt đầu từ Thành Đô (Tứ Xuyên) qua nam Trùng Khánh đến Lâm Châu, Nam Xương rồi đổ ra bể. Như vậy nước Tàu vẫn được tô vẽ là thống nhất trong thời Tần Thủy Hoàng vẫn còn nhỏ xíu, biên giới phía bắc là Vạn lý trường thành cũng chỉ cách Bắc Kinh ngày nay khoảng 60km, kinh đô Tàu lúc đó là thành Hàm Dương - Thiểm Tây.

Triệu Đà đã khôn khéo lợi dụng điểm này, theo lời khuyên của Nhâm Ngao, mang quân chẹn các ngọn đèo có thể vượt qua Ngũ Lĩnh (5 đèo) chặn quân Hán, lấy đất phương Nam xưng đế lập nên nước Nam Việt.

Nhà Hán sau này rút kinh nghiệm, không lấy Ngũ Lĩnh làm biên giới mà tuyên bố tất cả đất phía nam Ngũ Lĩnh đều là quận huyện của Tàu, như hiện nay Bắc Kinh vẽ đường 9 đoạn rồi tuyên bố Biển Đông là lãnh thổ nước Tàu không thể chối cãi.

Cả đời Triệu Đà cũng như con cháu ông ta đều đóng đô ở Phiên Ngung, sao lại có thể là vua của cả Âu Lạc?

Sử ký Tư Mã Thiên chép : Năm thứ 33 đời Tần thủy hoàng đế (221 trước Công Nguyên) vua Tần sai Đồ Thư đi đánh Bách Việt, quân đội được chia làm 5 đạo vượt qua 5 ngọn đèo dãy Ngũ Lĩnh.
Đạo quân thứ nhất vượt qua ngọn thứ 5 của Ngũ Lĩnh vào Quảng Tây.
Đạo quân thư 2 vượt ngọn thứ 4 vào Đông Bắc Quảng Tây.
Đạo quân thứ 3 vượt ngọn núi thứ 2 vào Quảng Châu.
Đạo quân thứ 4 vượt ngọn núi thứ nhất vào Bắc Quảng Đông .
Đạo quân thứ 5 vượt ngọn núi thứ 3 dễ dàng chiếm được Phúc Kiến lập ra quận Mân (Mân Châu).

Triệu Đà là một tướng trong đạo quân này, khi Nhâm Ngao được phong chức huyện lệnh thì Đà làm huyện úy.

Khi tiến vào vùng của Âu Tây (nam Quảng Tây) và Lạc Việt (Bắc và Trung Việt ngày nay lúc đó kéo dài đến nam đèo Hải Vân giáp Lâm Ấp) thì quân Tần gặp phải sự chống trả kịch liệt. Người dân chọn những nhân vật tuấn kiệt làm thủ lĩnh, vào rừng đánh du kích, tiêu diệt hàng chục vạn quân Tần làm cho Đồ Thư phải ôm đầu máu rút chạy. Một trong những nhân vật tuấn kiệt đó là Thục Phán, ông được dân Âu Tây và Lạc Việt tôn làm thủ lĩnh, sát nhập Âu Tây và Văn Lang (của dân Lạc Việt) thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa và xưng là An Dương Vương.

(còn tiếp)