Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

KIẾN THỨC SƠ LƯỢC VỀ GIA LỄ

 

Người ta thường nói rằng: “ Âm Dương đồng nhất lý”, nghĩa là sống sao thác vậy, sống thế nào thác cũng thế ấy.

Thế nên, việc hương khói tổ tiên ngày giỗ, ngày tết là việc mỗi người cần quan tâm.

Đi thăm nhau ngày tết, việc quan tâm đầu tiên là bàn thờ của gia chủ, chúng ta chỉ cần quan sát cách bài trí bàn thờ của gia chủ, chúng ta có thể hiểu sơ bộ thân phận, gia giáo, gia lễ, gia phong, gia thế, truyền thống văn hoá của gia đình bạn ta.

A. THỜ AI

Là quyền của người chủ ngôi nhà lập ra bàn thờ.

Bàn thờ: Được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong căn nhà; tuỳ theo tính chất, quy mô mà cách bài trí bàn thờ của mỗi nhà có khác nhau.

Bày trí bàn thờ nhất thiết phải biết để thờ ai.

Vì vậy trên mỗi bàn thờ phải có:

1. Bài vị (của người được thờ)

2. Lư hương (đặt ngoài cùng, phía trước bài vị)

3. Di ảnh (đặt theo quy tắc: nam tả nữ hữu)

4. Đèn thờ

5. Bình hoa, quả bồng (đặt theo quy tắc: đông bình, tây quả)

...

Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", gia chủ có 4 đời làm giỗ: sơ, cố, ông bà, cha mẹ.

Từ "Cao" trở lên gọi chung là tổ tiên thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào hiệp kị.

Theo truyền thống của gia đình người Việt, trách nhiệm thờ cúng tổ tiên là của người con trai trưởng.

Con gái, con trai thứ chỉ được lập bàn thờ vọng.

Ngoại lệ: Vô nam dụng nữ, vô tử dụng tôn.

B. LẠY

1. 2 lạy: Lạy vong

2. 3 lạy: Lạy Phật

3. 4 lạy: Lạy tổ tiên

4. Tam tuần bát bái chỉ dành cho chủ lễ.

Sau động tác lạy thường có thêm 3 vái.

C. KHẤN

Có 4 ý chính:

1. Ai cúng?

2. Cúng ai?

3. Cúng những gì?

4. Cầu xin điều gì?

Mọi người: Y CỰU PHỤNG SỰ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét