Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

GIẤM, ĐƯỜNG - Hai gia vị đặc biệt giúp món cá rán không bị dính, rách da, thơm ngon hơn

 

GIẤM, ĐƯỜNG - Hai gia vị đặc biệt giúp món cá rán không bị dính, rách da, thơm ngon hơn

 


Món cá rán tuy dễ mà lại khó. Món cá với thịt tươi và mềm, hàm lượng đạm đặc biệt cao, hương vị thơm ngon khiến nhiều người ưa thích. 

Chúng ta có nhiều cách chế biến cá như cá ran, cá kho, cá kho tộ, cá hấp, cá nướng, cá nấu chua, cá hấp xì dầu, chả cá... Hương vị của mỗi món cá có khác nhau nhưng điểm chung là chúng đều thơm ngon, khiến mọi người ưa thích. 

Đương nhiên, món cá rán sẽ được nhiều người yêu nhất. Tuy nhiên, dù đã có chảo chống dính nhưng không ít người chiên cá bị nát, đã thế cá còn không tươi vàng, giòn thơm. 

Dưới đây là tuyệt chiêu của chúng tôi, đảm bảo món cá rán của các bạn "nguyên hình không vỡ nát", vàng giòn, thơm ngọt. 

Cá rán chuẩn phải có vị giòn bên ngoài và mềm bên trong. Có nhiều phương pháp chế biến cá mà cá phải rán sơ lên thì các chất dinh dưỡng ở thịt cá mới được kích thích hết, thịt cá thơm ngon hơn. 

Tuy nhiên, món cá muốn hoàn hảo thì khi rán da cá không được rách, thịt cá không được vụn nát. Nhiều người rất khổ sở với việc chiên cá khi cá bị dính vào chảo, thịt vỡ.  

Đó là vì các bạn chưa biết, rán cá chỉ dùng dầu chiên thôi thì chưa đủ. 

Bạn hãy học chúng tôi, cho thêm 2 loại gia vị này, đảm bảo món cá của bạn không bao giờ dính chảo, thịt cá còn rắn chắc, dậy ,mùi thơm hơn.

Chuẩn bị làm cá rán

- Đầu tiên, chúng ta làm sạch cá tươi, cạo vảy, bỏ mang, nội tạng và màng đen ở bụng cá rồi rửa sạch cá dưới vòi nước sạch

-Ướp cá 15 phút bằng hỗn hợp gừng, muối, rượu trong vòng 15 phút. Cách này vừa khử được mùi tanh vừa làm cho vị cá đậm đà hơn. 

- Rửa cá đã ướp 1 lần nữa. Sau khi rửa nhớ lau khô nước trên bề mặt cá bằng khăn thấm nước hoặc giấy ăn. 

-Quết 1 lớp giấm trắng lên bề mặt da cá, sau đó rắc 1 ít đường rồi bắc chảo lên bếp. 

-Đợi chảo khô hết nước mới đổ dầu vào, đun dầu sôi rồi cho cá vào, đợi cá chín vàng một mặt thì lại lật để chiên tiếp. 

Như vậy, 2 loại gia vị đặc biệt để cho vào món cá rán chính là đường và giấm trắng. Hai gia vị này đảm bảo cá rán không bị dính, da cá còn nguyên vẹn sau khi chiên, thậm chí còn giòn, thơm hơn. 

Các bạn thích ăn món cá rán thì hãy thử cách này tại nhà, đảm bảo món cá của các bạn sẽ thơm ngon hơn những lần trước.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

KIẾN THỨC SƠ LƯỢC VỀ GIA LỄ

 

Người ta thường nói rằng: “ Âm Dương đồng nhất lý”, nghĩa là sống sao thác vậy, sống thế nào thác cũng thế ấy.

Thế nên, việc hương khói tổ tiên ngày giỗ, ngày tết là việc mỗi người cần quan tâm.

Đi thăm nhau ngày tết, việc quan tâm đầu tiên là bàn thờ của gia chủ, chúng ta chỉ cần quan sát cách bài trí bàn thờ của gia chủ, chúng ta có thể hiểu sơ bộ thân phận, gia giáo, gia lễ, gia phong, gia thế, truyền thống văn hoá của gia đình bạn ta.

A. THỜ AI

Là quyền của người chủ ngôi nhà lập ra bàn thờ.

Bàn thờ: Được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong căn nhà; tuỳ theo tính chất, quy mô mà cách bài trí bàn thờ của mỗi nhà có khác nhau.

Bày trí bàn thờ nhất thiết phải biết để thờ ai.

Vì vậy trên mỗi bàn thờ phải có:

1. Bài vị (của người được thờ)

2. Lư hương (đặt ngoài cùng, phía trước bài vị)

3. Di ảnh (đặt theo quy tắc: nam tả nữ hữu)

4. Đèn thờ

5. Bình hoa, quả bồng (đặt theo quy tắc: đông bình, tây quả)

...

Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", gia chủ có 4 đời làm giỗ: sơ, cố, ông bà, cha mẹ.

Từ "Cao" trở lên gọi chung là tổ tiên thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào hiệp kị.

Theo truyền thống của gia đình người Việt, trách nhiệm thờ cúng tổ tiên là của người con trai trưởng.

Con gái, con trai thứ chỉ được lập bàn thờ vọng.

Ngoại lệ: Vô nam dụng nữ, vô tử dụng tôn.

B. LẠY

1. 2 lạy: Lạy vong

2. 3 lạy: Lạy Phật

3. 4 lạy: Lạy tổ tiên

4. Tam tuần bát bái chỉ dành cho chủ lễ.

Sau động tác lạy thường có thêm 3 vái.

C. KHẤN

Có 4 ý chính:

1. Ai cúng?

2. Cúng ai?

3. Cúng những gì?

4. Cầu xin điều gì?

Mọi người: Y CỰU PHỤNG SỰ.