Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

TRƯỜNG CỦA CHÚNG EM

( Kính tặng các thầy cô giáo và các bạn HS trường cấp 3 Tô Hiệu Sơn La )


Chúng em về đây dưới mái trường Tô Hiệu
Xa bao năm nỗi nhớ vẫn cồn cào
Dòng Nậm La  lững lờ một thuở
In đậm tình thầy trò đầm ấm năm nao

Chúng em xa trường nỗi nhớ cứ nôn nao
Nụ cười các thày cô với chúng em ngày nhỏ
Có định luật nào thày Vượng không giảng rõ
Làm hành trang chúng em bước vào đời

Thầy Lâm hiền từ mà nỗi nhớ khôn nguôi
Dạy chúng em ngẩng cao đầu nhìn bầu trời không giới hạn
Rồi một ngày muôn vàn gian khó
Muốn nên người không được sợ gian nan

Thầy Bình, Thầy Ngọc Anh dạy chúng em biết yêu nước nồng nàn
Biết căm thù lũ quân xâm lược
Biết luyện rèn đi lên khó khăn nào vẫn vượt
Bởi những áng thơ văn bất hủ bi hùng

Cô Công đưa chúng em ngược dòng thời gian
Với những trang sử hào hùng
Dân tộc mình có khi đỉnh vinh quang
Cũng có lúc chìm trong máu lửa
Nhưng trang nào cũng vẽ một thanh gươm tự vệ kiên cường

Thầy Oanh chỉ cho chúng em đâu biên giới biên cương
Cha ông ta đổ máu xương gìn giữ
Để hình hài Tổ quốc mãi vẹn nguyên
Một dấu son trên bản đồ Quốc tế
Để giòng giống Rồng Tiên mãi độc lập tự chủ một vùng.

Thầy Ngà dạy hóa hay đến lạ lùng
Chúng em mãi không quên bài ca hóa trị…

Thầy Hướng dạy sinh đến thật kiên trì
Cho chúng em hiểu quanh mình sự sống
Yêu màu xanh bạt ngàn quê hương truyền thống
Thương bát canh rau rừng mẹ nấu con ăn

Trường của chúng em, tự hào mãi ngàn năm
Được mang tên người anh hùng xứ nhãn
Người cộng sản trong ngục tù chói sáng
Ươm mầm xanh Cách mạng quê mình
Người chiến sỹ anh hùng, anh dũng kiên trung
Chúng em nguyện không ngừng tranh đấu
Tiếp bước cha anh đời đời phấn đấu
Xứng danh mái trường ... yêu dấu mãi ngàn năm./.

16/3/2019

T/g thạc sỹ NTL Phông thư ký riêng bà Tòng Thị Phóng

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

CHIA SẺ MẸO HAY DÂN GIAN CHUYỂN THỂ THÀNH THƠ CHO MỌI NGƯỜI DỄ NHỚ ĐỂ ÁP DỤNG.



Ngủ mà nước miếng chảy ra
Là do TỲ VỊ người ta không lành
Khoai Lang luộc sẵn để dành
Thay cơm từng bữa bộ hành thường xuyên
Bệnh tình sẽ được bình yên
Chẳng có nước miếng làm phiền đôi môi.
Nghiến răng rồi lại mắm môi
Là do GAN NÓNG, ĐẦY HƠI đây mà
Đỗ đen xay vỡ nó ra
Thường xuyên nấu cháo sẽ qua bệnh tình.
Ngủ hay mộng mị linh tinh
Đặt tay lên bụng,thân mình thẳng ngay
Sẽ cho ta giấc ngủ say
Chẳng mộng chẳng mị chuyện này chuyện kia.
Ai thường bơi lội sớm khuya
Hay bị chuột rút...sẻ chia thế này
Giơ lên mặt nước một tay
Nghịch bên chuột rút, hết ngay thôi mà.
Miệng nôn, đại tiện thả ga
Lá vối, vỏ quýt sắc ra uống liền
Tào tháo chẳng đến làm phiền
Chẳng phải trăn trở tốn tiền thuốc thang.
Nếu bị đau bụng nhẹ nhàng
Pha nước nóng nguội ta mang uống vào
Bụng dạ sẽ thấy nhẹ phào
Không còn khó chịu nôn nao trong người.
Chuyện nghe có vẻ buồn cười
Ai yếu bóng vía, là người sợ ma
Tỏi tươi giã dập nó ra
Bỏ vào túi vải rồi ta mang cùng
Huyết áp tụt xuống đùng đùng
Hít vào, hóp bụng nó vùng lên ngay.
Trời lạnh huyết áp hây hây
Ngâm chân nước nóng xuống ngay thôi mà
Chẳng cần thuốc uống rườm rà
Dân gian bảo vậy thì ta cứ dùng .
Mắc mưa, mẫn ngứa đùng đùng
Quần áo là nóng ta dùng nó ngay
Tan luôn dị ứng, mề đay
Mẹo vặt mà lại rất hay...ở đời .
Bị Ong theo đốt tơi bời
Tía Tô giã nát đắp nơi kim nằm
Rết cắn thì cứ yên tâm
Lá Ớt giã đắp sẽ cầm cơn đau.
Rắn cắn thì phải thật mau
Nhựa quả đu đủ vết đau bôi vào
Quả xanh thái sắc cho mau
Nọc độc tan biến, hết đau thôi mà.
Còn tiếp.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Clip VU LAN THƯƠNG NHỚ MẸ CHA



ĐƯỜNG HOA CẨM TÚ CẦU



ÐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI


Trần Trung Ðạo


Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Ðốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ
Ðau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

BỨC THƯ CỦA MỘT PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG TRUNG QUỐC


(Đăng lại từ fb nhà văn Nguyễn Quang Thiều)
“Người phụ nữ đó là cô em họ xa của tôi. Anh em tôi thân nhau từ những ngày cô còn ở trong nước bởi cô là người yêu văn chương. Cô đi du học Trung Quốc rồi yêu một người đàn ông Trung Quốc. Họ kết hôn hơn mười năm trước và có hai đứa con. Hiện cô sống và làm việc ở một thành phố lớn của Trung Quốc.
Sáng nay, tôi nhận được thư cô. Tôi muốn đưa lá thư này lên và được cô cho phép. Chỉ có điều tôi không đưa toàn bộ nội dung lá thư vì có những chuyện riêng tư của gia đình. Hơn nữa, cô nói tôi không đưa tên cô cùng tên nơi cô sinh sống. Chắc mọi người đều hiểu lý do.
Xin giới thiệu với mọi người một số đoạn của lá thư này để hiểu một phần những tình cảm và suy nghĩ của một người phụ nữ Việt Nam làm dâu Trung Quốc trong những ngày này.
NỘI DUNG MỘT SỐ ĐOẠN TRONG BỨC THƯ:
Anh Thiều kính mến,
Vậy là gần năm năm nay anh em mình không gặp nhau. Hè năm ngoái em về Việt Nam có ghé nhà anh nhưng chị Trang nói anh lại đang ở nước ngoài. Chị Trang có tặng em mấy cuốn sách của anh. Em vô cùng sung sướng tuy không xin được chữ ký của anh để làm kỷ niệm. Em đọc đi đọc lại nhiều lần cuốn Mùi Của Ký Ức. Cuốn sách viết về những món ăn của vùng sông Đáy quê mình làm em nhớ nhà vô cùng.
Trong những ngày này, em đang sống trong một trạng thái vừa buồn vừa nổi giận khi chính quyền Trung Quốc đưa tàu vào bãi Tư Chính. Em đã nói chuyện với chồng em về sự kiện đó và nói thẳng với anh ấy rằng đó là hành động xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Hơn mười năm sống với chồng và gia đình nhà chồng, em đã nhiều lần tranh luận với họ về các hành động xâm lược trắng trợn biển đảo Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc. Đã có những ngày, em tưởng vợ chồng em sẽ phải chia tay nhau. Nhưng anh ấy yêu em và các con, hơn nữa, anh ấy là một tiến sỹ nên có hiểu biết và nhận thức của riêng mình. Chính lý do đó mà sau này anh ấy đã chia sẻ với em rất nhiều. Anh ấy đã âm thầm nghiên cứu những tài tiệu liên quan đến lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc để có chính kiến của mình. Khi Trung Quốc cho tàu vào bãi Tư Chính thì anh ấy đã nói với em là đây thực sự là một cuộc xâm lược. Anh ấy bảo anh ấy là người Trung Quốc nhưng trong lòng anh ấy phản đối hành động xâm lược đó. Khi nói vậy với em, anh ấy đã khóc. Chính vì tình yêu của anh ấy với em và vì sự dày vò lương tâm của anh ấy mà em yêu anh ấy. Em đã nhiều lần nói với anh ấy hãy rời bỏ Trung Quốc đến một nơi nào đó để sống. Những lần đầu, anh ấy phản đối em dữ dội. Có lúc anh ấy thét lên bảo em hãy về Việt Nam mà ở. Nhưng đến bây giờ, anh ấy đang tìm cách để đưa vợ con rời khỏi Trung Quốc. Nếu chồng em không hiểu đúng lịch sử và không tôn trọng sự thật thì chắc chúng em đã chia tay từ lâu rồi.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

ẢNH và Clip ảnh ĐI THĂM CÁT BÀ







VĂN ĐIẾU THẬP LOẠI DÂN OAN


Tác giả: Phạm Lưu Vũ
 
Tiết tháng bảy gió âm lạnh buốt
Nỗi buồn dâng nghẹn khúc sông Hồng
Thương thay một dải non bồng
Bên ngoài giặc cướp, bên trong quan trường

Vốn đường đường con nhà khuôn phép
Bỗng chốc thành vạn kiếp dân oan
Lê la xó chợ đường quan
Già thương nỗi trẻ, trẻ than nỗi già

Bãi tha ma bóng chiều hiu hắt
Chốn công đường lạnh ngắt lương tri
Đoàn người từ buổi ra đi
Màn trời, chiếu đất biết khi nào về

Người yêu nước không hề có tội
Cửa lao tù nghẹn nỗi chia phôi
Chỉ vì thương xót giống nòi
Nỗi oan mờ cả mặt trời, mặt trăng

Kìa những kẻ tham tàn xảo quyệt
Rước quỷ về hủy diệt sơn khê
Ngoài khơi giặc cướp bốn bề
Gần bờ biển chết, mất nghề ông cha

Dặm đường xa phí chồng lên phí
Có đâu ngờ chướng khí còn dai
Áo vàng lấp ló bụi gai
Dùi cui nó trỏ, biên lai nó cầm

Những linh hồn chọn nhầm kiếp sống
Mới lọt lòng đã cõng nợ công
Thác sinh vào chốn gai chông
Hành không thành đạo, học không thành người

Sống đã chịu mấy đời đỉa bám
Lúc ốm đau chẳng dám kêu la?
Thân người nào khác thân ma
Uống nhằm thuốc giả chết ba bốn lần

Còn những kiếp muôn phần khốn khó
Phải theo nghề trộm chó đêm hôm
Miếng ăn chưa kịp đến mồm
Thân đà cháy rụi bên đường cái quan

Bao em gái khuất thân làm đĩ
Bấy nhiêu người tiến sĩ, giáo sư
Kiếp người mà phải thế ư?
Vạc dầu, hầm lửa cũng như thế này

Còn những bậc Đông, Tây mọi nhẽ
Không hạ mình làm kẻ thất phu
Đành gieo chữ nghĩa tù mù
Văn chương chỉ cốt không tù là may

Khắp trường dạ giăng đầy duyên cớ
Có câu rằng bất khứ bất lai
Kiếp người hay kiếp vô loài
Bên trong dã thú, bên ngoài từ bi

Kìa những ai đi về khuya sớm
Còn u mê hay chớm nhận ra
Rằng trong biệt phủ xa hoa
Cô hồn ở đấy chứ là ở đâu?

Cầu Phật Pháp nhiệm màu soi tỏ
Oán hờn xin buông bỏ từ đây
Trăm năm một dải đất này
Độ cho kiếp nạn đến ngày trả xong.

Tháng cô hồn 2017.
P.L.V

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

CHO MỘT NHÀ VĂN NẰM XUỐNG ( KHÓC NGUYÊN HỒNG)


Thơ Trần Mạnh Hảo


Kính tặng hương hồn anh Nguyên Hồng
Và hương hồn của lũ chúng ta
Ghi chú : (Nguyên Hồng (1918 -1982), một nhà văn lớn Việt Nam quê Nam Định trước 1945 với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ" và " Những ngày thơ ấu". Ông tham gia "Văn hóa cứu quốc" từ rất sớm. Trước ngày mất khoảng 10 năm, ông buồn đau vì chế độ nên đã bỏ biên chế hội nhà văn Việt Nam về ở ẩn tại Nhã Nam, căn cứ của anh hùng Hoàng Hoa Thám để sống cuộc đời nghèo khổ và mất tại rừng núi hẻo lánh Yên Thế ngày 2-5-1982). Nói chuyện với văn nghệ sĩ Sài Gòn cuối năm 1982, Hà Xuân Trường, ủy viên trung ương đảng CSVN, trưởng ban tư tưởng văn hóa trung ương đã nói : "Bằng bài thơ "Khóc Nguyên Hồng" tên TMH đã quay ngược súng bắn vào đảng, phải gông cổ nó lại..."
T.M.H.
Một mẩu giấy bằng bàn tay đứa bé
Báo Nhân Dân đăng một tin buồn :
- Nhà văn Nguyên Hồng vừa mất
Không có quê hương
Không một dòng sự nghiệp
Thôi thế là may !
Vẫn còn một chỗ chôn trên báo đảng
Những ngày này anh Nguyên Hồng ơi
Anh có thấy xung quanh chúng tôi
Bãi biển Vũng Tàu đầy những xác chết trôi
Những người Việt Nam vượt biên chết chìm trên biển
Những em bé
Những người đàn ông
Những người đàn bà
Chết rồi còn giơ tay cầu cứu
Chết rồi còn quờ tay tìm lối thoát
Đâu nhà văn đâu người cầm bút
Sao nỡ để nhân vật của mình
Chết trôi chết dạt
Biển ơi nỡ vô tình
Như là nghìn trang sách
Những tay sóng kia sao không vuốt mắt
Cho những nhân vật của chúng ta ?
Biển không nhận
Bờ không nhận
Những trang sách không nhận
Không ai nhận những con người
Ở giữa thời đại mình đang sống ?