Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Biểu tình ngày 21/8/2011 và đôi lời tâm sự!



Tô Oanh
Hai mốt tháng 8 năm 2011 , tôi tham gia BT lần 5. Sau chừng hơn chục phút, các sắc phục ác ôn được lệnh đàn áp người tham gia BT. Cuộc đàn áp khốc liệt chẳng kém gì ngày 17/7/2011. Thế nhưng tôi vẫn “ an toàn “ cầm biểu ngữ đứng bên nhà văn Vũ Ngọc Tiến. Tôi đã thoát lên “ Trại phục  hồi nhân phẩm “ có thể là bọn chúng lầm tôi là một giáo sư nào đó, và cũng có thể do “ lệnh “ cấp trên không chọn bắt tôi đợt này. Thế là có 5 người già tham gia BT mà tôi biết thì có 2 bị bắt đó là ông Nguyễn Đăng Quang, ông Nghiêm Việt Anh. Riêng tôi, nhà văn Vũ Ngọc Tiến và bà Trâm chúng tạm tha không bắt đợt này..Cuộc BT ngày 21/8/2011 còn có sự tham gia của 3 mẹ con một Việt kiều bên Đức về tham gia cũng bị bắt. Bọn “Còn đảng còn tiền”, tay sai của Đại Hán đã trục xuất cả 3 mẹ con Việt kiều này ngay ngày hôm sau khi họ được thả.


Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913-15/8/2014)



Bi kịch của kẻ sĩ dưới chế độ Đảng trị
Chế độ Đảng trị ở Việt Nam mới tồn tại được 70 năm nhưng nó đã gây ra vô vàn bi kịch cá nhân và tập thể. Trong các triều đại phong kiến, chưa thấy sử sách nào ghi lại một cuộc cải cách ruộng đất có quy mô hủy diệt và quy mô đau khổ giống như cuộc cải cách ruộng đất thời Đảng trị, cũng chưa thấy cuộc đàn áp trí thức nào giống như cuộc đàn áp Nhân văn Giai phẩm. Chế độ phong kiến nói chung là còn biết tôn trọng trí thức. Sĩ, nông, công, thương. Sĩ được xếp đầu tiên. Nhưng đến thời “cách mạng vô sản” thì mọi chuyện thay đổi. Lãnh tụ vô sản Trung Quốc “Hoàng đế” Mao Trạch Đông là kẻ sùng bái bạo lực: “Súng đẻ ra chính quyền”, coi thường trí thức: “Trí thức là cục phân”. Ở Việt Nam, không thấy nhà lãnh đạo nào dám “lập ngôn” kiểu Mao – tuy từ rất lâu cũng đã nghe truyền ngôn một thành ngữ được cho là của ông Đảng trưởng Trần Phú: "Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ" – nhưng trong thực tế, họ lại hành xử theo kiểu Mao. Chưa thấy cá nhân nào, tổ chức nào làm cái việc thống kê xem Cuộc cải cách ruộng đất 1953 - 1955 có bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu gia đình bị đẩy vào cảnh cùng đường, bao nhiêu người bị tù đày? Không ai biết, không ai thống kê, nhưng chắc chắn con số đó phải hàng triệu. Cũng chưa ai biết vụ Nhân văn Giai phẩm có bao nhiêu trí thức bị đàn áp, ngồi tù, thân bại danh liệt mà nguyên nhân nhiều khi chỉ là một câu nói rất vớ vẩn. Chắc chắn phải là hàng nhiều nghìn.

TIẾNG ĐỊCH SÔNG Ô - HUY THÔNG



Huy Thông
Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh,
Đại vương ý khí tận:
Tiện thiếp hà liêu sinh ?
- Ngu Cơ -
Hán binh lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề,
Đại vương chí lớn cạn:
Tiện thiếp sống làm chi ?

I
Sở Bá Vương ngồi yên trên mình ngựa,
Giương mắt buồn say ngắm chân giời xa.
Trong sương thu nhẹ đượm ánh dương tà,
Quân Lưu Bang đang tưng bừng hạ trại.
Khói tung bay trên vòm giời rộng rãi
Như muôn sao trong đám tối mơ màng.
Khắp bốn phương, giáo mác tỏa hào quang,
Liên tiếp nhau chen chúc xung quanh ven giời lớn.
Mấy làn trại (lưới xa xôi, mịt mùng và chắc chắn)
Đóng trùng trùng, điệp điệp trên đầu non.
Cờ chư hầu đỏ rực như pha son,

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Kịch thơ: – Hận Nam Quan



Hoàng Cầm

Một đêm giăng mờ lạnh lẽo. Tiếng tiêu nào trên ngàn xa văng vẳng trong sương. Trên một khu rừng gần Ải Nam Quan, chi chít cây cối, có một bóng đen vạch cây, rẽ lá tìm đường.
 Gần chỗ ấy, Nguyễn Phi Khanh bị giam trong một cái cũi lớn. Lúc đó đã nửa đêm. Bốn bề tịch mịch. Duy có tiếng tiêu vẫn réo rắt, não nùng. Thỉnh thoảng có tiếng mõ cầm canh xa xa. Hồi lâu, Phi Khanh hơi cử động và ngồi dậy.

Phi Khanh:
 Đây biên giới hai nước thù đẫm máu;
 Đây Nam Quan … con mắt khép tình thâm
 Lối qua lại của một loài cuồng khấu
 Là Nam Quan … chua xót bóng nghìn năm.
 Đây Nam Quan, bốn bề sương lạnh lẽo,
 Hồn thuở xưa lay động bóng tinh kỳ
 Ai đi sứ nơi quê người lẽo đẽo