Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Lưu một số bài viết của Tô Oanh trên mạng



Đâu là công lý, đâu là lẽ phải  ?
Tô Oanh,
 Vì sao hơn 10 năm ”hành trình” đòi đất Nhà thờ xứ đạo An Tràng, tỉnh Bắc Giang đi vào ngõ cụt?
Hơn 5000 m2 đất thuộc Nhà thờ xứ đạo An Tràng (thôn Minh Đạo, xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) giờ chỉ còn hơn 1000m2. Trong 7 hộ dân chiếm đất Nhà thờ, đã có 5 hộ trả lại. Tuy nhiên còn 700 m2 đất vẫn do 2 hộ chiếm dụng do họ đã được UBND huyện cấp “sổ đỏ” quyền sử dụng đất..
Vậy là  bà con giáo dân đã phải  cử đại diện làm đơn đòi lại đất từ năm 1996…
Hơn 10 năm nay, Ban hành giáo của Giáo xứ đã phải vất vả đi gõ cửa các cơ quan công quyền của huyên và tỉnh. Hết hòa giải ở UBND xã, UBND huyện không xong; vụ việc lại phải đưa lên tỉnh. Đơn từ cứ phải “chạy đèn cù” như vậy đã hơn 10 năm nay…Bà con Giáo dân tuyệt vọng bèn đi gõ cửa cơ quan báo chí. May thay tờ Đại đoàn kết cũng cử phóng viên về điều tra và có bài cho đăng báo ngày 16/7/2007 (xem ảnh bài báo đính kèm, phần cuối bài). 

Chuyện tưởng như đơn giản (mượn đất để ở thì phải trả lại). Vậy sao giờ đây với đủ chứng lý và tài liệu mà giáo dân vẫn phải mỏi mắt đợi chờ ? Đólà kết quả của lối làm tắc trách, vô trách nhiệm và thói “vòi vĩnh” của bộ máy công quyền Nhà nước thỉ phải ! Họ thấy sai mà không dám thẳng thắn nhận sai và sửa sai. Vì sao UBND huyện Yên Dũng cấp giấy quyền sử dụng đất ở cho hai hộ lấn chiếm đất Nhà thờ trong khi đó UBND xã đã không biết ? Ngày 09/12/2004, Phó chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định hủy quyết định của UBND huyện Yên Dũng, giao Sở Tài nguyên và môi trường xem xét lại. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có bản đồ lưu trữ xác minh được 700m2 đất của 2 hộ dân là thửa đất của Nhà thờ. Vậy tại sao UBND huyện không thu hồi “sổ đỏ” quyền sử dụng đất của 2 hộ đã lấn chiếm đất đai của Nhà thờ? Đấy là chưa xem xét đến việc ai đó đã cấp “sổ đỏ chui” không qua giới thiệu và xác nhận của UBND xã sở tại !
Vụ việc được đưa lên Tòa án Nhân dân tỉnh để thụ lý từ năm 2006. Tại đây,với cái lý của kẻ có chức, có quyền; giữa năm 2007,Tòa đã phán quyết: “bác đơn của Ban hành giáo về chuyện đòi lại đất đai Nhà thờ vì Ban hành giáo không có tư cách pháp nhân”. Muốn được Tòa ánh tỉnh xử thì đơn kiện phải do Tòa giám mục đứng tên gửi. Bà con giáo dân vốn thấp cổ bé họng có lẽ  thua vụ này vì xứ đạo nhỏ bé làm gì có Cha và Tòa giám mục ngoài 1 bà Sơ với 2 ngàn giáo dân nông nghiệp ? Lập luận như Tòa án Tỉnh thì cá nhân một công dân chẳng thể kiện hoặc tố cáo một hành vi bất minh và sai trái nào hết !
Huyện hứa thu lại giấy quyền sử dụng đát của 2 hộ lấn chiếm mà vẫn chưa thu hồi. UBND tỉnh “ Bác” quyết định sai trái của UBND huyện rồi bỏ đó. Tòa án tỉnh bảo rằng “ không có tư cách pháp nhân” thì sao lại đi kiện để đòi đất ! Quẩn quanh như vậy đã hơn 10 năm. Vậy đâu là công lý, đâu là lẽ phải  ?
Tô Oanh
 

Thành phố Bắc Giang: “Loạn Ngõ…”
hay Một kiểu “Hành” dân mới? ( 6/2010)
Nơi tôi cư trú (xưa kia gọi là làng Thương và là xóm Thùng Đấu từ khi người Pháp cho đấu thầu đào đất làm nhà ga xe lửa Bắc Giang, T.P Bắc Giang ), sau năm 1975,  xóm Thùng Đấu lại mang cái tên Ngõ 10 Bắc Giang. Cái tên Ngõ 10 đã quá thân quen với đời sống sinh hoạt của dân, nên nghị quyết đổi tên “Thùng Đấu” thành
“Làng Thương” của Hội đồng Nhân dân tỉnh (cuối thập niên 80 của thế kỷ trước) đã không  trở thành hiện thực. Đầu thập niên 90, Ngõ 10 lại được đổi là Ngõ 24. Đi theo việc đổi tên ngõ là nhiều lần đổi tên số nhà… Nhiều loại giấy tờ tùy thân của riêng tôi đã mang số nhà 48, 16, 10 rồi số 6… Tuy ở trung tâm thành phố (gần ga Bắc Giang ) mà có năm tôi mất 1/2 số báo do nhân viên bưu điện không thể tìm thấy nhà!
Đùng một cái, cách đây vài tuần, chẳng hiểu quyết định của cấp nào lại đổi Ngõ 24 mà  tôi đang cư trú thành Ngõ 2 (một Ngõ nằm giữa phố Nguyễn Công Hãng, liền kề với ngõ 186 !!!). Hai ngõ nhỏ gần nhau trong Ngõ 24 (gọi là “Ngách” có tên là 24/12 và 24/10 thì lại được đổi là 24/12 và 50…)! Thế là 3 công nhân vào mắc lại dây kết nối Internet cho tôi đã phải tìm mất 4 ngày trời mới ra địa chỉ, bởi vì Ngõ 2 lại không nằm ở đầu hoặc cuối phố như thông lệ mọi khi, Ngách 24/12 lại nằm cạnh Ngách 50… Nhân ngày nhận lương hưu, gần 80 cụ hưu của tổ đều không thể trả lời được việc đổi tên ngõ lúc này là lý do làm sao và để làm gì?
Việc đổi tên ngõ đã diễn ra trên diện rộng của toàn Thành phố Bắc Giang. Năm nay giấy báo thi đại học của nhiều thí sinh sẽ không thể đến tay thí sinh (ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này?)… Đề nghị cơ quan có trách nhiệm ở Thành phố Bắc Giang xem lại việc thay đổi tên ngõ của các phố hiện nay sao cho thuận tiện trong sinh hoạt. Đặc biệt là Ngõ 24 nay đổi là Ngõ 2 là vì lẽ gì? Chúng tôi cảm thấy tiếc về số tiền người dân trong thành phố đã bỏ ra trước đây để lên tận Hải Phòng thuê người làm biển ngõ, biển số nhà bằng chất liệu sắt tráng men mà nay lại phải vứt đi!
Phải chăng thói quen “áp đặt” này đã quá quen với cách làm việc vô nguyên tắc của những  “Sếp”, những “ban, ngành” mới được bổ nhiệm, hoặc được giao vào các cương vị mới của mình? Việc làm trên đây là một cách làm của thành phố xưa nay chưa từng có.  “Hành dân” theo kiểu này nên dẹp bỏ bởi nó không phải là một ý tưởng khoa học, đổi mới gì trong đời sống xã hội văn minh hiện đại.
Tô Oanh
Cán bộ hưu
số 6, Ngõ 24/12 (Ngõ 2 mới!)
Nguyễn Công Hãng,
T.P Bắc Giang
Email : Tooanh@ymail.com

Về lời than phiền những cái loa ( 5/2010 )
Ông Nguyễn Hữu Trí thân mến !
Thật bất tiện vì tôi không biết địa chỉ Email của ông, thành thử tôi đành ghi vài dòng tới ông qua trang Web. Vậy là tôi và ông đã có cùng một sự than phiền về “Những cái loa”.
Bốn năm về trước tôi đã có lời trên báo Nhân dân về chuyện cái loa ở Phường tôi “ Ra rả hát khúc quân hành” suốt một buổi sáng khi mà học sinh trong trường đang phải “ vừa học vừa nghe hát “… Còn ông thì lại than phiền ở tận đẩu tận đâu ! Vô ích, thật vô ích ông ạ. Chung quy vẫn chỉ tại các quan chức các cấp của VN ta luôn nhắm mắt làm ngơ trước mọi bức xúc của xã hội. Thêm vào đó, cái chính sách tuyên truyền một chiều, bưng bít sự thực đã làm cho chúng ta đói thông tin, và chẳng còn biết tin vào ai nữa… Tôi xin dẫn chứng vài việc cụ thể để ông biết ( và người dân chúng tôi cũng rầu lòng lắm ông ạ ) :
Thứ nhất : mới năm ngoái, tôi gửi bài lên báo Nhân dân phê bình việc lấp hồ để làm nhà hàng tiệm nhảy tại cổng ba trường học tại TP Bắc Giang. Ngoài tiền nhuận bút mà tôi nhận thì công trình vẫn cứ được hoàn thành bởi nơi đây là chỗ đầu tư của các quan chức cấp tỉnh! Tôi góp ý trên báo ND rằng không nên kinh doanh trên vỉa hè đường Hùng Vương Bắc Giang vì có biển cấm dừng, đỗ xe thì nay họ đã cấp phép cho gần 20 người làm nghề rửa xe, hàng chục người bán bia hơi trên vỉa hè…
Thứ hai : Là giáo viên nghỉ hưu, vì tò mò, tôi đã ra Hà Nội tìm hiểu sự thể các sỹ tử ngày nay đi thi đại học ra sao . Khi qua quảng trường Ba Đình thì mới biết được là họ đã phá dỡ nhà Hội trường Ba Đình rồi ( không cần để ý đến lời can ngăn của ai ! ). Về nhà, nói chuyện với mọi người, ai cũng bảo là tôi phịa…
Thứ ba : Tỉnh tôi là tỉnh nghèo, lãnh đạo tỉnh gần như không có bằng đại học ( trừ những bằng chính trị và BTVH, ĐH tại chức ) nên điều hành công việc nó cũng không “ suôn sẻ “ là bao; ấy vậy mà ½ số các vị lãnh đạo đều được “ Thăng” lên Trung ương rồi mới nghỉ hưu…
Ôi nghìn lẻ chuyện đời ngang trái mà ta rất đáng than phiền, ông ở gần Trung ương hơn, ông có cách chi để tiếng nói của dân sớm đến tai các Sếp được không ? Nếu ông không thấy phiền hà, hãy Email cho tôi nhé (địa chỉ của tôi là : Tooanh@ymail.com). Song ông cũng lưu ý rằng, tuy trang Web có được mã hóa nhưng hòm thư của tôi vẫn bị một kẻ thứ ba đọc được đó. Tôi chỉ là một GV dạy tin quèn nên không khắc phục chuyện này được.
Kính thư
Tô Oanh   GV nghỉ hưu
Nguyễn Công Hãng, TP Bắc Giang

Tin vui: Xóm Đạo Hoàng Mai (Bắc Giang) sắp có Nhà thờ   –    6/2010
Giáo dân thôn Hoàng Mai (xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) thuộc xứ đạo Bắc Giang, giáo phận Bắc Ninh đã 60 năm không có nhà Thờ. Ngôi nhà thờ trong ảnh là phần còn lại đã được xây dựng cách đây khoảng 60 năm (trong cuộc chiến 9 năm). Năm nay bà con giáo dân mới “được phép” xây lại gác chuông cùng với việc hoàn thiện tiếp nhà thờ này trên chính mảnh đất lâu đời của bà con giáo dân.
Tuy chậm, nhưng cũng vui bởi nhiều chục năm qua, với nhiều công sức của bao người đi đòi lại đất Nhà thờ, nhà cầm quyền mới chịu trao lại quyền sở hữu cho Giáo hội.
Nếu như không có cuộc Cải cách “long trời lở đất” làm chết hơn 3 vạn nông dân (gọi là địa chủ) trên Miền Bắc và cuộc chiến “nồi da sáo thịt” thì Nhà thờ đâu đến nỗi điêu tàn làm vậy! Thế rồi cuộc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao cùng với cách quy hoạch nông thôn mới… thì đâu bà con giáo dân phải mỏi mòn trông đợi các quan cách mạng quyết đáp trả lại đất Nhà thờ lâu đến vậy!
Gần 10 năm nay, biết không thể nuốt trôi được số tài sản này của bà con giáo dân Hoàng Mai, họ đã lý do rằng đất đã dùng làm kho hợp tác (tuy đã bỏ hoang phế gần 20 năm) và làm trạm biến thế điện mất rồi, từ từ rồi tính… Hết nhiệm kỳ của khóa này bàn giao cho khóa khác, hết ông quan cách mạng này hứa lại đến ông quan cách mạng sau hứa… Nhà thờ vẫn thi gan cùng năm tháng, cái kho trống không, xiêu vẹo của hợp tác vẫn cứ tọa lạc bên nhà thờ xây dở dang có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào….
Hôm nay trở lại Hoàng Mai, chúng tôi thấy bà con đã xây lại gần xong gác chuông, làm xong ngôi nhà chung…Chắc rằng nhà thờ chính cũng sẽ khẩn trương hoàn thành trong nay mai.
Là một xứ đạo nhỏ, nghèo, bà con giáo dân chắc phải “thắt lưng buộc bụng” nhiều thì mới có thể làm xong nhà thờ, để chấm dứt 60 năm trường không có nhà thờ mà đi Lễ.
Nhìn công trường xây dựng lại nhà thờ Hoàng Mai còn đang bừa bộn tôi nghĩ “quả là thời thế có đổi thay”. Mong sao chính quyền địa phương cũng biết cư sử hợp đạo lý, hợp lòng người về chuyện giải quyết đát đai cho (sân trước) nhà thờ Thành phố Bắc Giang cũng như việc 2 hộ dân lấn chiếm đất của nhà thờ xứ An Tràng (Thôn Minh Đạo, xã Tân An, Yên Dũng).

Về cái “Tâm” của người lãnh đạo chính quyền qua vụ “giáo xứ Tam Tòa”
Tô Oanh  8/18/2009
Sống, học tập, làm việc cho đến khi nghỉ hưu trên đất Bắc, chúng tôi quá hiểu tại sao những vụ tương tự xảy ra như vụ ở giáo xứ Tam Tòa lại kéo dài và chẳng thể giải quyết được dứt điểm. Tôi không phải là tín đồ của tôn giáo nào những cũng biết rằng Đạo nào cũng chỉ khuyên người ta ăn, ở sao cho tốt, phải có niềm tin và sống có tình người. Sau khi sự kiện xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa, tôi cũng đã đi đến vài nơi tại quê tôi để xem việc giải quyết chuyện đòi lại đất đai của các xứ đạo như thế nào. Tất cả vẫn “nguyên trạng. …” như hơn mười năm về trước. Cứ y như là chưa hề có chuyện gì đã xảy ra, đơn thư của bà con các xứ đạo cứ chìm dần vào trong quên lãng…!
Nguyên nhân chính, theo tôi có lẽ vẫn là từ “cái Tâm” của người lãnh đạo chính quyền các cấp mà ra. Ở Tam Tòa thì chính quyền cho là nó là cái đi tích lên án chiến tranh của giặc Mỹ, và đã giới thiệu cho xứ đạo 5 nơi mới rồi kia mà. Xin hỏi, nhà nước ta thường tuyên truyền là “khép lại quá khứ” thì cần chi việc để một tháp chuông sắp đổ thi gan cùng với mưa gió của thiên nhiên xứ nhiệt đới? Một ngày nào đó tháp chuông bị đổ sập vào đầu du khách thì sao ? Nếu là di tích chiến tranh thì sao nơi khác ta lại xóa bỏ và chóng quên đến thế ? Hè vừa qua tôi đã đi suốt chiều dài biên giới Việt – Trung bằng xe gắn máy (từ Điện Biên, qua Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng rồi đến Lạng Sơn). Không nơi đâu còn đi tích bia căm thù bọn Banh trướng xâm lược? Nơi liệt sỹ Lê Đình Chinh hy sinh nay cũng không để lại vết tích gì ! Tôi chỉ thấy Thác Bản Giốc vốn là của VN nay đã là của Trung Quốc mất 3/4 rồi, 300m đường sắt ở Hữu nghị quan ta vẫn không thể đòi lại được. Năm 1991, bí thư tỉnh ủy Hà Bắc (nay là Bắc Giang) chủ trì cuộc tọa đàm khoa học ( có Viện trưởng sử học VN tham gia ), tôi cũng là một đại biểu tham dự; ông bí thư hứa sẽ khẩn trương cho khôi phục đoạn thành Xương Giang. Nhưng nay vài chục mét thành Xương Giang cuối cùng đã trở thành xóm “Bờ Thành” ngay trong lòng thành phố Bắc Giang !
Mỗi một tôn giáo có một yêu cầu cụ thể cho việc xây cất chùa, xây cất nhà thờ. Đạo phật quan niện “Tu tại gia” nên người dân không phải ngày ngày lên chùa, nên chùa thường xây dựng ở nơi tĩnh lặng, cảnh đẹp. Ngược lại nhà thờ thì lại rất cần gần dân. Tối nào bà con giáo dân cũng cứ 7 giờ tối là lại lên nhà thờ để đọc kinh. Vì vậy, ngôi nhà của Chúa không thể xa dân, và có một nhà thờ trong lòng thành phố thì cũng là một cảnh quan văn hóa đẹp đẽ biết bao nhiêu. Tôi tin rằng, nhà thờ Tam Tòa được xây lại sau này ở đúng với vị trí xưa, trong khuôn viên lại có một cái bia lên án chiến tranh thì Nhân văn biết bao nhiêu.
Còn các xứ đạo quê tôi thì sao ? Gác chuông đổ nát của nhà thờ Bắc Giang đã được phá bỏ không làm di tích chiến tranh nữa và nhà thờ đã xây lại năm 2005 nhưng phía trước nhà thờ vẫn còn vài chục hộ dân cư trú trên đất sân nhà thờ vì họ đã có “sổ đỏ ” của thành phố cấp rồi. Ngày Lễ, người dân phải luồn lách qua khu buôn bán để vào nhà thờ… Xứ đạo An Tràng (Tân An, Yên Dũng, Bắc Giang), UBND tĩnh đã có 2 Quyết định trả lại đất nhà thờ, vậy mà hơn 10 năm nay 2 hộ ( trong số 7 hộ ) vẫn chây ì không chịu rời khỏi đất nhà thờ. Xứ đạo Hoàng Mai (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang), cả một khuôn viên nhà thờ bỏ hoang. Trong đó hiện tồn tại một nhà thờ xây dở dang từ trước năm 1954, một trạm biến thế điện nhỏ của xã và một cái kho bỏ không sắp đổ của hợp tác xã nông nghiệp. Giáo dân xin lại đát và xin phép xây lại nhà thờ mà vụ việc cũng kéo dài nhiều năm không có hồi kết. Trong khi đó, Nhà nước trợ cấp khá nhiều tiền cho trùng tu các ngôi đình, chùa và những Đại học phật giáo to đẹp, khang trang (như Thiền viện Trúc lâm Tây thiên ở Tam Đảo, Yên tử, Huế…). Đó có phải là kỳ thị tôn giáo không ?
Chỉ khi nào cách nghĩ, cách nhìn sự việc của chính quyền có sự đổi mới thì khối đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết giữa các dân tộc mới thực sự bền chặt. Không lắng nghe nguyện vọng chân chính của quần chúng ( dù Lương hay Giáo ), thì khó bề giải quyết các vụ việc một cách triệt để, hợp lòng dân được. Sự kiện diễn ra ở giáo xứ Tam Tòa hẳn không phải là vụ việc cuối cùng nếu nhà nước vẫn cóa cách nghĩ, cách nhìn như hiện tại. Cái “Tâm” có trong sáng, không ngụy biện, vòng vo thì chính quyền mới thực sự là của dân, vì dân; mọi rắc rối trong xã hội mới được dẹp bỏ tận gốc.
Một giáo viên nghỉ hưu ở Bắc Giang, Tooanh@ymail.com

 Tình người qua một đám tang
( 22/2/2008 )


Chuyện bốn lá cờ thần trong đám tang tín đồ Thiên chúa giáo : “Quân vô Đạo“
23/2/2008 )
Tô Oanh
Vốn là giáo viên mới nghỉ hưu, tôi thầm cảm ơn những học sinh cấp 2 đã nói lên điều đó tại đám tang cụ Chánh trương Tôma Nguyễn Văn Vầy ( xem bài “Tình người trong một đám tang”- ngày 22/2/08 tại web MeMaria.org ).
Hôm ấy, sau khi đoàn hộ tang của thôn và đội danh dự Hội cựu chiến binh xã rút Quân kỳ trong xe tang, cùng nhau chuồn, bỏ mặc xe tang giữa đường thì cũng là lúc 5 học sinh trường cấp 2 có mặt. Đám người rút chạy quá mau lẹ đã phải bỏ lại 4 lá cờ Thần nằm ngổn ngang ven đường làng ( cờ Thần vốn là truyền thống tín ngưỡng của đồng bào theo đạo Phật,không liên quan gì đến tín ngưỡng của tín đồ Thiên Chúa Giáo ). Thấy vậy, năm học sinh ( có 3 mặc đồng phục HS) đã tự vác 4 lá cờ Thần dẫn đầu đoàn tang lên Nhà thờ và ra nơi an táng người quá cố. Đang ngỡ ngàng về hành động tự phát của 5 em học sinh thì tôi được nghe một cầu nói từ em học sinh lớn nhất “quân vô đạo“. Giận và căm ghét bọn người không có tình người kia nên tôi cũng hiểu và chẳng trách gì em học sinh đó bởi tôi cũng không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo.
Sống trên mảnh đất đầy rẫy tham nhũng, hối lộ và nhiều điều ngang trái khác, tôi cứ tưởng mình chẳng hy vọng gì vào lẽ sống giữa người với người trong xã hội này. Ấy vậy mà vẫn có những trẻ thơ biết nghĩ và sống hơn hẳn những kẻ có quyền uy tại khắp các làng quê VN.
Đám tang ông Vầy tại thôn Minh Đạo, xã Tân An, huyện Yên Dũng, Bắc Giang đã qua đi nhiều ngày, gia đình chưa hề thấy chính quyền và Hội cựu chiến binh xã có lời xin lỗi. Ấy vậy mà chính quyền thôn còn định bắt đền gia chủ vì đã làm rách cờ Thần ! Sự bịa đặt phi lý ấy đã bị nhân dân thôn Minh Đạo lên án. Chi bộ Đảng lãnh đạo thôn chớ “gắp lửa bỏ tay người” bởi trong khi tang gia bối rói, ai lại có tâm địa đi hủy hoại mấy lá cờ Thần. Thôn có 2 hình thái Tôn giáo, đến 5 học sinh cấp 2 cũng biết tự rước 4 lá cờ Thần song hành với cây Thập Giá đến tận nghĩa địa cơ mà. Âu đó cũng là bài học “nhỡn tiền” cho các vị quan chức địa phương học tập để sử sự sao cho đúng với đạo làm người .
Tô Oanh

Viettel chưa quan tâm đến quyền lợi khách hàng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét