ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT
Tùy bút của
nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008)
1. Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng. Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn. Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả. |
Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013
ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013
GIÃ TỪ THẾ KỈ HAI MƯƠI
E. EVTUSHENKO - Ngân Xuyên dịch
1.
Cuốn sách có những trang bị xé
Hồi trẻ có lần người bạn của tôi là họa sĩ
Oleg Tselkov tình cờ tìm thấy ở một hố rác tại vùng quê Tushin của mình cuốn
tiểu thuyết Tội ác và sự trừng phạt đã được đọc đến sờn rách
với những trang bị xé hay đơn giản là bị mất. Anh bạn hoạ sĩ coi đó là món quà
của số phận nên gần một năm đi đâu anh cũng cứ kè kè cuốn tiểu thuyết bên mình,
khi thì trong metro, khi thì ở một quán rượu nhỏ, còn có khi lại là một buổi
sáng trên chiếc đi văng võng xuống vì tình yêu của một cô bạn gái qua đường
thuộc về bộ phận loài người chưa từng bao giờ nghe nói đến Dostoievsky.
Nhà hoạ sĩ đoan chắc với
tôi rằng đọc cuốn sách có những trang bị xé thú vị hơn nhiều, bởi vì những chỗ
trống buộc mình phải ức đoán.
Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013
ĐỒI THÔNG HAI MỘ
ĐỒI THÔNG HAI MỘ
Là tập thơ kể về bi kịch tình duyên giữa Đinh Lăng và Mỵ Dung vào thời Nguyễn
Huệ – Quang Trung. Phần cuối câu chuyện xảy ra tại vùng dân tộc Thái (Tây Nghệ
An hoặc Tây Bắc), nơi có tự do yêu đương nam nữ ( theo kiểu phương Tây ) còn
tồn tại đến ngày nay.
1
Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ
Anh của em yêu quí nhất đời
Anh đi mù mịt xa khơi
Phượng
hoàng tung cánh phương trời mãi bay
Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013
CHÂN DUNG NHÀ VĂN
Xuân Sách
NXB Văn Học
3-1991
Tiếp theo cuốn Thương nhớ tài
hoa của Nguyễn Vũ Tiềm, phác thảo chân dung của năm mươi nhà thơ, nhà văn đã
quá cố, những cây bút có những đóng góp đặc sắc cho nền văn học của đất nước,
hôm nay Nhà xuất bản Văn học gửi tới bạn đọc một tập hợp khác về chân dung các
nhà văn.
Đây là những kí hoạ có tính đặc tả của
Xuân Sách, những chân dung vốn đã khá phổ biến trong và ngoài giới văn học suốt
vài chục năm qua.
Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013
Lưu một số bài viết của Tô Oanh trên mạng
Đâu là công lý, đâu
là lẽ phải ?
Tô Oanh,
Vì sao hơn 10 năm ”hành trình” đòi đất Nhà thờ xứ đạo
An Tràng, tỉnh Bắc Giang đi vào ngõ cụt?
Hơn 5000 m2 đất thuộc Nhà thờ xứ đạo An Tràng (thôn Minh Đạo, xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) giờ chỉ còn hơn 1000m2. Trong 7 hộ dân chiếm đất Nhà thờ, đã có 5 hộ trả lại. Tuy nhiên còn 700 m2 đất vẫn do 2 hộ chiếm dụng do họ đã được UBND huyện cấp “sổ đỏ” quyền sử dụng đất..
Vậy là bà con giáo dân đã phải cử đại diện làm đơn đòi lại đất từ năm 1996…
Hơn 10 năm nay, Ban hành giáo của Giáo xứ đã phải vất vả đi gõ cửa các cơ quan công quyền của huyên và tỉnh. Hết hòa giải ở UBND xã, UBND huyện không xong; vụ việc lại phải đưa lên tỉnh. Đơn từ cứ phải “chạy đèn cù” như vậy đã hơn 10 năm nay…Bà con Giáo dân tuyệt vọng bèn đi gõ cửa cơ quan báo chí. May thay tờ Đại đoàn kết cũng cử phóng viên về điều tra và có bài cho đăng báo ngày 16/7/2007 (xem ảnh bài báo đính kèm, phần cuối bài).
Hơn 5000 m2 đất thuộc Nhà thờ xứ đạo An Tràng (thôn Minh Đạo, xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) giờ chỉ còn hơn 1000m2. Trong 7 hộ dân chiếm đất Nhà thờ, đã có 5 hộ trả lại. Tuy nhiên còn 700 m2 đất vẫn do 2 hộ chiếm dụng do họ đã được UBND huyện cấp “sổ đỏ” quyền sử dụng đất..
Vậy là bà con giáo dân đã phải cử đại diện làm đơn đòi lại đất từ năm 1996…
Hơn 10 năm nay, Ban hành giáo của Giáo xứ đã phải vất vả đi gõ cửa các cơ quan công quyền của huyên và tỉnh. Hết hòa giải ở UBND xã, UBND huyện không xong; vụ việc lại phải đưa lên tỉnh. Đơn từ cứ phải “chạy đèn cù” như vậy đã hơn 10 năm nay…Bà con Giáo dân tuyệt vọng bèn đi gõ cửa cơ quan báo chí. May thay tờ Đại đoàn kết cũng cử phóng viên về điều tra và có bài cho đăng báo ngày 16/7/2007 (xem ảnh bài báo đính kèm, phần cuối bài).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)