Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

MẸO NHỎ



Chẳng may bị bỏng nước sôi.

Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay.

Chẳng may dầm đâm vào tay

Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ.

Vôi bắn vào mắt bất ngờ

Nước đường hãy nhỏ không chờ một ai.

Nhức răng cắn ngậm gừng tươi

Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều.

Khi bị xương hóc chớ kêu

Ngậm viên C, xương sẽ tiêu dần dần.

Viêm họng uống nước rau cần

Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau.

Máu cam chảy, bày cho nhau

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2023

Bài nên đọc : Làm gì để tránh bị ung thư cao như bên Trung Quốc !

 Nhà Báo Phạm Dương Phan Ngọc Minh

     20 ngày ở Trung Quốc, ngoài nghiên cứu về dược liệu thì tôi nghiên cứu về ẩm thực và ăn đủ các loại. Ăn kiểu họ 20 ngày thì sợ và có cảm giác cơ thể rất nặng nề. Về Việt Nam xét nghiệm máu thì mỡ máu tăng.

Không có gì khó hiểu khi đại dịch ung thư hoành hành ở Trung Quốc.

Nhưng điều khiến mỗi năm có 4,5-5 triệu người Trung Quốc chết vì ung thư , có lẽ là do cách ăn. Họ thích ăn nướng và xào. Cái gì cũng ngập trong mỡ. Họ ăn rất nhiều thịt. Ăn ngập mặt. Ăn lung tung lộn xộn đủ các loại thực phẩm từ rừng xuống biển. Ăn uống lung tung nhiều loại một lúc dễ khiến đường tiêu hoá tẩu hoả nhập ma, cơ thể ko dung nạp đc mà bị loạn.

Môi trường của họ khá hơn ta, nhưng họ đã ô nhiễm không khí giống ta mấy chục năm rồi, nên giờ là lúc họ trả giá. Ở Thượng Hải cứ 100 phụ nữ thì có 1 ung thư. Một con số đúng là kinh hồn, tỷ lệ ngang với nấm ngứa.

Trong khi ở các tỉnh, tp giàu có của TQ đang kiểm soát gắt gao hoá chất, thực phẩm, môi trường, bởi họ nhận ra tác hại khủng khiếp, thì chúng ta giờ mới mò mẫm và vẫn mù mịt thông tin, và đang sống trong hoàn cảnh ung thư bủa vây...

Chúng ta hãy làm những điều sau để tránh chết ung thư nhiều như Trung Quốc:

1. Ăn sạch: Phải kiểm soát dc đồ ăn. Ko dc ăn đồ lung tung ko rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải lựa chọn giữa cá và thịt thì nên chọn cá. Nếu buộc phải chọn thịt và rau, thì nên chọn thịt. Con vật có lá gan thải độc nên còn đỡ, chứ ăn rau thì xơi thuốc sâu trực tiếp vào mồm.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

TẾT MÙNG 5 THÁNG NĂM - TẾT ĐOAN NGỌ

Nguyễn Văn Trường







Quê tôi, ngoài cái tết nguyên đán còn mấy cái tết theo khí, tiết trong năm. Tết nào cũng có tích dễ nhớ và gắn liền với đời sống con người. Tết Hàn thực mùng 3 tháng ba đặc trưng và được mọi người nhớ đến bởi những món ngon bánh trôi, bánh chay.

Tết mùng 5 tháng năm – Tết đoan ngọ cũng nuôi trong tôi bao nỗi nhớ và gợi lại cho tôi bao ký ức tuổi thơ. Nhớ và thích nhất cái tết này là ba chị em tôi được bà nội và mẹ nhuộm móng tay, móng chân bằng một thứ lá có tên là "lá móng". Lá móng thường được bà hoặc mẹ mua ở chợ, thường mua ở chợ Gạch, hay chợ Sơn Đông từ sáng hôm trước (mùng 4 tháng năm), đến chiều bà nhắc các con, các cháu rửa chân tay và móng cho thật sạch. Tối hôm ấy, lá móng cũng được rửa sạch, giã dập trong một cái bát sứ rồi cứ rúm từng rúm nhỏ lá móng đã giã dập đặt gọn trên 10 móng tay, 10 móng chân và gói kín lại bằng lá một lá khác, thường bằng lá vông, hay lá dâu. Chẳng hiểu sao có năm bà còn kiêng để lại móng ngón tay chỏ, không nhuộm. Qua đêm, sáng mùng 5 tháng năm, khi ngủ dậy, mấy chị em có đủ bộ móng tay, chân mang màu nâu đỏ, hoặc nâu sẫm. Mấy chị em làm nail ngày nay gặp các các bà, các mẹ thì thất nghiệp luôn.

Tết mùng 5 tháng năm đến, khiến tôi không sao quên được tục "khảo cây", cây nào không ra quả thì một đứa ôm gốc cây, một đứa cầm dao nói dọa: "Cây ! nếu sang năm không ra quả sẽ bị chặt !". Tôi ra oai như vậy cũng được bà và mẹ gọi dậy từ sớm để làm.

Bà và mẹ còn kể, buổi trưa ngày mùng 5 tháng năm, ai mà gặp rắn thằn lằn thì cả năm gặp may, và ai không may bi lẹo mắt (y học gọi là bị chắp mắt) thì lấy hạt cơm giẻo dán lên chỗ bị lẹo và hô thần chú: cái lẹo mày néo hạt cơm, cái lẹo thì mất, hạt cơm thì còn. Con trai hô 7 lần, con gái hô 9 lần rồi ném bỏ hạt cơm đi. Cái lẹo sẽ dần bay mất. Bài chữa mẹo lẹo mắt bị khi nào thì chữa khi đấy, không cứ phải ngày 5 tháng năm.

Tết mùng 5 tháng năm, ngày nay vẫn còn phổ biến là tục "giết sâu bọ". Tục này làm tôi nhớ nhất nhưng không thích lắm. Chị em tôi được bà và mẹ gọi dậy từ sớm để ăn một quả chua. Mùa này sẵn có quả mận, muỗm xanh, sấu, chanh... Mỗi đứa phải ăn một quả từ lúc dậy. Không hiểu tại sao các cụ gọi thế là "giết sâu bọ" ?. Bên cạnh những quả chua, cả nhà tôi còn giết sâu bọ bằng rượu nếp cái do chính tay bà, hoặc mẹ tôi làm lấy. Rượu nếp cái là kết quả của quá trình ủ men, hạt cơm nếp được thổi từ gạo nếp cái hoa vàng, hoặc nếp cẩm, sau đó ủ men khoảng 3-4 ngày tùy theo thời tiết, cơm nếp ủ men tạo thành rượu ở trạng thái nguyên hạt, mọng nước rượu. Nước rượu nếp sánh đặc, có vị cay của rượu, thơm của nếp cái hoa vàng hay nếp cẩm. Cái rượu nếp được bà ủ trong một cái rá tre, lót lá chuối, hay lá sen (ngày nay lót bằng túi ni-lông), nước rượu đặc sánh vàng (nếp hoa vàng), sánh đỏ thẫm (với nếp cẩm), ăn nếp cái và uống nước này thơm, ngon, bổ và thật thích thú, tuy nhiên chúng tôi không được ăn, uống nhiều vì rất dễ say. Ngày nay, chị và em gái tôi, ai cũng biết làm rất ngon. Tôi thích giết sâu bọ bằng rượu nếp hơn là ăn quả chua. Có lẽ bây giờ tôi uống được răm, ba chén rượu cũng là do tôi được ăn rượu nếp cái và uống nếm rượu nước của ông bà tôi làm ra thời trước.

Tết mùng 5 tháng năm ở quê tôi cũng đánh dấu thời điểm thu hoạch một mùa vịt. Nhiều nhà nuôi được đàn vịt vì tận dụng mùa mưa, ếch nhái sinh sản đầy đồng, lúa chiêm rụng xuống làm thức ăn tự nhiên cho vịt. Những con vịt lớn nhanh, phát triển sớm sẽ được hứa hẹn đúng ngày tết mùng 5 tháng năm để "Khai giàng". Khai giàng chỉ dùng cho cho việc mổ những con vịt đầu tiên trong đàn. Vịt bầu cho ta nhiều thịt nhưng lớn chậm nên mùa thu hoạch vịt bầu muộn hơn.

Tết mùng 5 tháng năm và tết mùng 10 tháng mười là hai tết mừng gạo mới, tết này thực chất đánh dấu một giai đoạn gặt hái xong xuôi. Tổng kết một vụ lúa thu hoạch. Vụ chiêm là mùng 5 tháng năm chỉ có gạo tẻ. Vụ mùa là mùng 10 tháng mười có cả tẻ, cả nếp. Theo phong tục quê tôi, mọi nhà trong làng ăn mừng cơm gạo mới, tẻ có, nếp có. Với tết này, các nhà có con gái lấy chồng làng tất thảy đều mang biếu bố mẹ răm ba đấu gạo ngon. Có tẻ mang biếu tẻ, có nếp mang biếu nếp. Tuy nhiên, tết này đang bị mai một quên lãng vì cái chính là các giống lúa mới cho thu hoạch hầu hết sớm hơn 2 cái tiết này nhiều (để người nông dân quê tôi tranh thủ thêm vụ khoai, đậu...), thứ nữa vì điều kiện sống khấm khá hơn, người dân làng tôi cũng thay đổi lúa mới, gạo ngon thường ngày, ít người còn khái niệm tết vì gạo ngon lúa mới nữa.

Hằng năm, cứ đến những tết dân gian, truyền thống này khiến tôi nhớ đến bà nội, nhớ đến mẹ tôi da diết. Những người trực tiếp nuôi cho tôi những nỗi nhớ, những ký ức mãi mãi không bao giờ quên.

NVT

TẾT ĐOAN NGỌ - TIẾT ĐOAN DƯƠNG

Đặng Phương Mai










Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ quan trọng chỉ đứng sau tết Nguyên Đán, vì thế mới có câu "mùng 5 ngày tết". Theo văn hóa phương Đông, ngày tết Đoan Ngọ này khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là gần nhất. Vì thế, khí dương cực thịnh, đỉnh điểm mạnh nhất là giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) nên còn gọi là tiết Đoan Dương. Con người và vạn vật hấp thụ được khí dương. Biết cách thì sẽ bồi dưỡng được cơ thể, nâng cao được thể chất, tinh thần; làm phong phú thêm đời sống văn hóa tâm linh.

Đông y cho rằng vào ngày này, nhằm giờ Ngọ mà thu hái thuốc nam thì sẽ rất tốt vì lúc đó cây thuốc đã hấp được vượng khí cực dương để cho chất thuốc tự nhiên tốt nhất.

Dân gian cho rằng vào lúc chính Ngọ ra khảo cây xin bói quả thì sang năm cây sẽ ra trái trĩu trịt.

Tục giết sâu bọ thực hiện sáng sớm mồng 5. Sau khi thắp hương gia tiên và dâng lễ ở đình đền cảm tạ trời đất , các nhà ăn cái rượu khi mờ sáng để trừ giun sán...

Các tập tục:

- Tục biếu tặng quà

- Tục khảo cây

- Tục đổ bệnh cho cây

- Tục xâu lỗ tai

- Tục nhuộm móng tay

- Tục hái thuốc

- Tục làm bánh tro.

- Tục bôi rượu hùng hoàng lên ngực và thóp thở trẻ em...

Ngày nay các tục trong tết Đoan Ngọ này mai một nhiều, còn rất ít địa phương và gia đình lưu giữ được. Tuy nhiên nhiều địa phương vẫn còn giữ tục hái đủ 12 loại lá cây để sắc uống trong ngày và những ngày tiếp theo để trị rôm sảy, sẩn ngứa, an thần, mát gan, lợi tiểu: Bồ công anh, ngải cứu, cà gai, kim ngân, lá vối, cây vòi voi, mã đề, lá dâu, dây tầm bốp, dây lạc tiên.

(Nguồn ảnh tư liệu)