Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

Đóng cửa kín mít khi bật điều hòa ai cũng tưởng là đúng nhưng chuyên gia lắc đầu: “Tất cả đều sai hết”

 Sử dụng điều hòa trong ngày hè bạn nên tránh mắc phải 3 sai lầm này kẻo vừa gây tốn điện vừa hại sức khỏe.

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Thói quen của nhiều gia đình là bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, nếu nhiệt độ trong nhà chênh lệch với ngoài trời quá cao thì rất hại sức khỏe. Để điều hòa nhiệt độ quá thấp khiến cho bạn cũng như các thành viên trong nhà dễ bị cảm lạnh. Nhất là với trẻ dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà.

Đóng chặt cửa khi sử dụng điều hòa

Khi mở điều hòa ai cũng nghĩ rằng cần phải đóng chặt cửa để khí lạnh không thoát ra ngoài. Sau khi đã làm lạnh căn phòng họ sẽ tắt điều hòa đi và sử dụng hơi lạnh còn sót lại để tiết kiệm điện năng. Nhưng dây là một trong những sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa. Khi bạn đóng cửa sau khi tắt điều hòa không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời. Chính vì vậy, hoặc là bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm máy lạnh có chức năng lọc khí để thanh lọc khí. Hoặc sử dụng 2-3 tiếng rồi tắt đi mở cửa ra một thời gian nhất định mới tiếp tục dùng điều hòa.

Không nên đóng cửa kín mít khi bật điều hòa

Thay đổi nhiệt độ điều hòa đột ngột

Một trong những sai lầm khi sử dụng điều hòa là bạn thường xuyên thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên cho trẻ bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Chính vì vậy, trước khi ra khỏi phòng, bạn nên cho trẻ đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.

Cách sử dụng điều hòa trong ngày hè tiết kiệm điện

Không bật tắt liên tục và nhớ ngắt aptomat: Khi bạn có thói quen để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì bạn nên dừng lại. Bởi thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.

Không nên bật điều hòa liên tục

Chọn chế độ “dry”: Theo chia sẻ của TS Trần Văn Thịnh, Bộ môn Thiết bị điện, điện tử - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, khi hoạt động ở chế độ cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng nên điện năng tiệu thụ cần khá nhiều. Khi bạn bật điều hòa ở chế độ dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn nên tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát.

Nên hẹn giờ tắt máy: Khi sử dụng điều hòa bạn nên sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào ban đêm. Việc bạn hẹn giờ tắt điều hòa không chỉ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, mà còn có thể tiết kiệm điện rất hiệu quả.

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN RẺ TIỀN MÀ HIỆU QUẢ

 (Qua những người đã sử dụng)

 Đặng Bích Phượng

1/ Chữa đau dạ dày, trào ngược thực quản:

Dầu mè, hay còn gọi là dầu vừng, ngày uống 3 thìa cafe/3 lần với nước nóng (chiêu một thìa rồi uống nc nóng cho trôi). Mỗi lần một thìa , uống trước bữa ăn 30 phút. Mỗi đợt nên uống từ 15-20 ngày thì dừng. Khi nào đau mới uống lại đợt mới. Dầu này uống ngon, beo béo, bùi bùi, ko khó uống nên đừng sợ 🙂. Cái này bố con nhà em đã làm chuột bạch - có hiệu quả tốt.

2/ Gãy xương:

Như một bạn nói, trẻ gãy xương thì khả năng tái tạo cao, chỉ cần nẹp/bó bột là xương tự lành. Nhưng tuổi cao thì độ phục hồi của xương kém, nên phải hỗ trợ bằng thuốc lá. Các thày lang có bài thuốc lá gia truyền khá nhiều. Tra trên mạng là ra. Ở Hà Nội có ông lang Cường , ông lang Ổi đều ở chùa Láng. Địa chỉ cụ thể cứ tra trên mạng là ra.

Trường hợp nhà em là vỡ sụn và xương ổ quay cổ tay thì đúng hơn. Sau khi bó bột một tuần thì ko chịu đc, lên tận Bắc Cạn để tháo bột và bó thuốc. Sau 4 ngày là tháo băng. Lúc đó tay sưng vù, phải mất cả tháng nó mới xẹp xuống. Sau 1 tháng từ khi gãy tay, nhà em tự đi được xe điện. Số đt của thày lang Hiển ở Bắc Cạn là 0915425817. Mẹ đẻ và mẹ vợ anh Vien Nguyen bị gãy xương chậu, xương đòn gánh (vai), đắp thuốc của ông lang Bắc Cạn chỉ 3 ngày là bỏ đắp lá. Cả 2 cụ đều khỏi cả.

Tuy nhiên, điều đầu tiên khi bị gãy xương là bạn nên vào viện chụp X-quang đã

3/ Sỏi thận/mật:

Sung tươi đun với nước uống hàng ngày, cho tý muối vào. Ăn đc cả quả sung sau khi đun lấy nước thì càng tốt. Mỗi ngày khoảng 3 lạng quả sung tươi đun với 5 lít nước, sôi kỹ còn 2 lít chắt uống như uống nước, uống từ 10 ngày trở lên cho lọc hết căn. Cái này mẹ nhà em đã khỏi.

4/ Bỏng:

Trong nhà nên có một lọ mỡ trăn. Bỏng là bôi mỡ trăn ngay, chỉ sau 1-2 phút là hết rát ngay. Nếu bỏng sâu, tuột da, thì liên hệ với bạn Lương Trọng Giang (https://www.facebook.com/luongtrong.giang) để xin/mua thuốc lá đắp. Khỏi, ko để lại sẹo gần như 100%.

6/ Chữa xoang:

Nhà em bị xoang mãn tính (khiến hơi thở rất nặng mùi khi bệnh trở nên nặng). Nhà em đã dùng các kiểu thuốc tây/ta ( từ nghệ tươi cho đến hoa cứt lợn giã nát) nhưng ko khỏi. Đến khi dùng rượu gấc thì gần như khỏi hẳn. Hơi thở có mùi đã biến mất. Ko còn hiện tượng ngạt mũi, sụt sịt quanh năm. Cách làm rượu gấc thì mọi người nên tra google. Còn cách dùng là lấy bông thấm rượu gấc, ngoáy vào lỗ mũi. Sẽ rất xót, hắt hơi, và mũi ra rất nhiều.. Người bị nặng có thể nhỏ trực tiếp rượu gấc vào mũi (chỉ nhỏ một giọt). Chữa cái gì cũng phải kiên trì và chịu đựng. Sau nhiều năm (gần như từ bé) chữa xoang mũi ko thể khỏi, rất tốn kém, cuối cùng dùng đến rượu gấc thì khỏi, và chả tốn kém gì.

Nhớ là sau này hỏi lại, nhà em ko trả lời nữa đâu nhé 🙂

ảnh chụp x-quang cái tay nhà em lúc gãy đây.

45 BÀI THUỐC QUÝ TỪ ĐU ĐỦ

 


1.Lá non Đu đủ ,thêm củ tỏi xào ,chịu khó ăn vào ,sỏi nào củng hết .

2. Nụ hoa Đu đủ ,hấp ủ mật ong ,nuốt vô đáy lòng , ho gì củng khỏi .

3. Nhựa hoa Đu đủ ,trị chứng chai chân ,bôi ngày 2 lần , đôi tuần gót đỏ .

4. Rễ cây Đu đủ , đun sắc đậm đà, hoà thêm chút muối , bay mùi hôi chân .

5. Cọng lá Đu đủ , sắc trị ung thư ,họng hầu thêm Xả, phối dăm lát gừng ,thêm nắm lá hẹ ,cho chứng tiền liệt ,dùng dài tháng liền ,còn tiền hết bệnh ...

6. Chữa di, mộng, hoạt tinh.Trái Đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống; cho 2 cục đường phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem ra bóc vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt. Chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả (Kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

7. Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Hái lá lẫn cuống Đu đủ để tươi, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô lại. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang và uống bột củ Tam thất ... Thì hiệu quả càng nhanh. Tuy nước lá Đu đủ đắng, nhưng cần uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.

8. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực 20g, sao vàng; vỏ quýt lâu năm 20g; vỏ rễ dâu 20g, tẩm mật sao; bách bộ 12g; phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần: trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; 6-10 tuổi, mỗi lần 5 - 8g.

9. Chữa tan Đờm :

Đu đủ hầm với đường phèn: 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, thêm đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Ăn đu đủ + đường phèn thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.

10. Chữa Ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay với nước

dừa non nạo, thêm mật ong cho đủ ngọt, cách ngày uống 1 lần , giúp ngủ ngon

11. Chữa Trị viêm dạ dày: Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g, sắc uống.

12. Chữa Trị tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30g, củ mài 15g, sơn tra 6g, gạo nếp 100g, nấu

cháo ăn ngày 2 lần (sáng, chiều).