BƯỚM BẠC
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát và được quy vào kinh Tâm và Thận. Trong Đông y, loại cây này được xem là vị thuốc nam quý có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lương huyết, khai uất. Ngoài ra, dược liệu này còn có công dụng chữa say nắng và phòng ngừa say nắng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những công dụng khác của dược liệu này.
Những thông tin cần thiết về cây Bướm bạc: Công dụng, Tính vị, Quy kinh và Liều dùng
1. Tên gọi – Phân nhóm
Tên gọi khác: Bướm bướm, Bướm chùa, Hoa bướm
Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait. f.
Họ: Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả: Cây bướm bạc là loại cây nhỏ, mọc trờn. Cây có thể cao tới 1 – 2 mét, Cành có sợi lông mịn. Lá nguyên, mộc đối. Mặt trên của lá có màu xanh lục sẫm. Mặt dưới lá đôi khi có những lá có lông tơ mịn. Cụm hoa xim mọc ở đầu cành. Hoa có màu vàng và lá đài phát triển thành từng bản có màu trắng. Qủa hình cầu, bên trong có những hạt nhỏ đen, vò mạnh có chất dính.
+ Phân bố: Cây bướm bạc thường mọc hoang ở các vùng đồi núi ở nước Trung Quốc và rải rác các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Bộ phận dùng: Dùng thân, rễ và hoa cây Bướm bạc
+ Thu hái: Thu hái thân và rễ cây Bướm bạc quanh năm. Hoa thu hái vào tháng 6 – 7 hàng năm.
+ Chế biến: Dùng thân, rễ và hoa cây Bướm bạc ở dạng tươi và khô. Khi dùng khô, cần rửa sạch những nguyên liệu vừa thu hoạch được sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
+ Bảo quản: Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, cần đóng gói kín bao bì sau mỗi lần sử dụng (đối với thuốc dạng sấy khô).
Cây Bướm bạc thường mọc hoang ở các vùng đồi núi phía Bắc nước ta
4. Thành phần hóa học
Thành phần chính có trong cây Bướm bạc là các hợp chất của acid hữu cơ và acid amin.
5. Tính vị – Quy kinh