Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

DÙ Ở QUÊ HAY PHỐ, TRONG NHÀ NÊN TRỒNG 1 CHẬU MÙI TÀU

      Bởi loại rau này có quá nhiều công dụng hữu ích trong việc chữa các bệnh thường gặp trong gia đình. Tôi xin nêu một số bài thuốc tiêu biểu, hầu như ai dùng cũng hiệu quả như sau:
1. Trị hôi miệng
Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng sau khi đánh răng. Sau 7 ngày miệng thơm tho, hết hôi nhưng vẫn nên duy trì dùng mỗi ngày để có hiệu quả lâu dài.
2. Trị đầy hơi, ăn không tiêu
Dùng 50g lá mùi tàu, rửa sạch, thái dài khoảng 3 - 4cm kết hợp với 10g gừng tươi đập dập. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng.
3. Trị viêm kết mạc
Mùi tàu tươi, phơi trong mát cho héo, đem sắc lấy nước và rửa mắt trong trường hợp bị viêm kết mạc. Bài thuốc này giúp làm mất cảm giác rát nóng, làm giảm đau và giảm sưng mắt. Lưu ý, phải rửa lá thật sạch rồi mới cho lên đun.
4. Chữa cảm mạo
Mùi tàu khô 10g, cam thảo đất 6g. Rửa sạch đổ vào nồi với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.
5. Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ
Lấy mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5-10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.
6. Trị cảm cúm, ngừa tái phát
Dùng 40g mùi tàu, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần, mỗi thứ 20g. Tất cả thái nhỏ, riêng gừng đập dập, sắc với 400ml nước còn 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.
7. Hạ cholesterol trong máu, hỗ trợ phòng đột quỵ, xơ vữa động mạch, sỏi mật
Lấy 1 thìa ăn cơm hạt mùi tàu đun với 1 lít nước, uống hàng ngày liên tục 2 tuần. Cứ 4-6 tháng lại dùng bài này 1 lần.
8. Trị mụn nhọt mẩn ngứa
Trẻ nhỏ: Lấy rau mùi tàu tươi, liều dùng nhiều ít tùy vùng bệnh. Giã nát, ép lấy nước cốt bôi.
Người lớn bị mụn bọc và mụn trứng cá: Lấy 1 muỗng nước ép ngò gai trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này còn giúp tươi nhuận da, đẹp da nên có thể dùng làm mặt nạ đắp 2-3 lần/tuần.
9. Trị ban sởi
Mùi tàu 9g, bạc hà 3g, thêm xác ve sầu (thuyền thoái) 3g thì càng tốt. Sắc nước uống.
10. Trị chướng khí, thở mệt
Lấy mùi tàu tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30 - 40g với hai bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm hai lần.
11. Long đờm
Mùi tàu giúp tống các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn đường hô hấp.
12. Trị đau bụng, tiêu chảy
20g lá ngò gai; củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày.
13. Trị sưng đau té ngã
Khi bị sưng do ngã thì lấy 15g lá ngò gai, giã nát, ép lấy nước cốt, trộn với rượu trắng và uống. Đắp phần bã trên vết thương.
14. Lở loét lưỡi
Khi bị lở loét niêm mạc lưỡi đau rát, ăn uống khó khăn thì lấy 15 gr lá rau mùi, 10 gr lá rau húng chanh đem ngâm và rửa sạch bằng nước muối rồi nhai thật kỹ, nuốt từ từ sẽ cho kết quả tốt.
15. Kiết lỵ
Lấy 1 nắm hạt mùi, sao thơm, tán nhỏ, uống ngày hai lần, mỗi lần khoảng 7 – 8 gr. Nếu bị lỵ ra máu thì uống hạt mùi với nước đường, lỵ đàm thì uống với nước vắt từ gừng giã nhuyễn.
16. Sỏi thận
Rau mùi tàu để cả rễ, rửa sạch, phơi héo rồi lấy 30g cho vào nồi đun sắc thành nước uống thay nước lọc. Nên kết hợp thêm bông mã đè, kim tiền thảo, mỗi vị 16g sẽ có hiệu quả cao hơn.
17. Bài thuốc trị nám da
Một nắm rau mùi tàu tươi. Đem thái vụn nguyên liệu và ngâm vào nước ấm trong vòng 2 tiếng. Lọc bỏ phần bã và dùng nước để thoa đều lên mặt liên tục khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày áp dụng 2 lần vào sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ.
18. Cân bằng đường huyết
Rửa sạch 5g hạt rau mùi tàu khô, đun sôi với 300ml nức và để nhỏ lửa trong 3 phút, sau đó tắt bếp. Đợi nước nguội rồi mang ra uống. Mỗi tuần áp dụng cách trên 4 lần.
Lưu ý khi ăn mùi tàu
- Phụ nữ mang thai, người bị bệnh gan tránh ăn ngò gai
- Người đau dạ dày không nên ăn lá tươi
- Người cơ địa có da mỏng, dễ kích ứng thì nên cẩn thận khi dùng trực tiếp trên da
- Không ăn thịt lợn với mùi tàu, dễ gây khó tiêu, đầy bụng
- Không ăn nội tạng động vật với mùi tàu, sẽ khiến cơ thể sản sinh ion đồng và sắt làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn, thậm chí là gây ngộ độc.
Sưu Tầm

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

CỖ TẾT ĐOAN NGỌ: CƠM RƯỢU- HOA TRÁI- VỊT NGAN NGỖNG.


 
Mới mồng một đầu tháng Năm âm lịch, đã nghe lao xao bên hàng xóm: “Sắp đến Tết mồng năm tháng Năm rồi đấy”. Thế là lại rộn ràng khắp xóm ngõ.
Ô mà thực, vải thiều đã đỏ chợ từ những hôm nào. Dưa hấu cũng đã nổi cát, mận tím lịm và đào thì má phấn lông tơ... Mấy hôm trước, bà thím dưới quê gửi cho mấy cân nếp chiêm xay vỡ vỏ, lại kèm sẵn dăm bảy bánh men rượu trắng ngà, tròn um như cái trứng nhện, dính thêm mấy mảnh trấu vỡ vàng ươm.
Thế là náo nức lên hết thảy. Mẹ thì giục con đem gạo nếp xay ra chọn lại một lần nữa cho sạch trấu mảy. Rồi đem thổi xôi sẵn vài lần, mới đem ủ men trong chiếc rá úp mấy lần lá sen bánh tẻ. Tận dưới lót lá chuối xanh. Trên đậy mảnh vỉ buồm bằng cói đan. Treo cao, đậy kỹ tránh chuột bọ lục. Bà láng giềng bên cạnh nghe phong thanh cũng đã chạy vội sang chợ Hàng Bè đặt sẵn vài cân cơm rượu, hẹn đúng sáng mồng năm là vừa chín tới.
Dưới quê sau vụ gặt chiêm sớm, gửi cho đôi vịt đàn vừa chéo cánh. Vậy là chị Trưởng đâu, sáng mai nhớ dạy sớm ra chợ mua lấy cân măng củ tươi, vài ba cân bún Phú Đô loại nhỏ sợi ấy, vài mớ húng quế làng Láng, cùng lạc rang để làm món tiết canh và bún vịt xáo măng. Ông Trời mới khéo sắp xếp làm sao. Vừa tan vụ gặt, vào mùa đuổi đồng, vịt tơ béo mẫm. Vừa chớm tiết mưa, măng non trắng nõn, chưa thái đã nghe giòn sần sật đầu lưỡi. Vậy là chắc có nồi măng xáo cho cỗ Tết Đoan Ngọ.
Còn hoa quả, phải chính tay bà mẹ đi chợ chọn lấy. Cũng thì vải thiều, nhưng phải kén đúng giống Thanh Hà, mã trắng, trái nhỏ không nổi gai, thế mới ngọt nước, dày cùi, hạt nhỏ như hạt thóc. Chớ ham trái vải đỏ sẫm, quả to bắt mắt, nhưng ăn chát mò, hạt lại to sều sều. Mận thì chọn đúng thứ mận Hậu, vỏ hơi xanh ngả hanh vàng, trông cũng hơi kém mã một chút so với mận Tam Hoa, ăn giòn khau kháu, ăn miết không chán.
Và đào Lạng Sơn, dưa hấu Nga Sơn, hồng xiêm Xuân Đỉnh, dứa mật Phú Thọ... ngoài chợ có thứ gì, mẹ già sẽ cố mua cho đủ, mỗi thức một chút thôi. Đặc biệt, phải nhớ món lá diễn để sáng sớm mùng 5, đứa nào đứa nấy tự nhuộm móng tay đỏ loè, nom rất ngộ.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

ĐIỀU GÌ XẢY RA TRÊN CƠ THỂ KHI TẮM ĐÊM SAU 23H?



- Giờ cực âm: Theo Đông y, khung giờ Tí (23h-1h sáng) là giờ cực âm nhất trong ngày, cơ thể cũng có những thay đổi như dòng máu lưu thông chậm, thân nhiệt hạ, hơi thở, nhịp tim cũng chậm hơn. Lúc này khi cởi tư trang ra ngoài, dù tắm nước ấm hay nước lạnh, cơ thể cũng bị xáo trộn và không giữ được sự cân bằng nhiệt độ, dễ bị trúng hàn sinh ra nhiều bệnh tật cấp tính như đột quỵ, rối loại tiền đình, liệt mặt ngoại biên…
Ban đêm khí âm nhiều cả trong và ngoài cơ thể, nếu tắm sẽ dẫn đến khí hàn xâm nhập, mạch máu co lại, khí huyết lưu thông đã chậm sẽ càng chậm hơn. Khí huyết lưu thông chậm sẽ dẫn tới đau đầu, máu quánh lại dễ đông cục gây thuyên tắc động mạch…
- Tác hại: Khi tắm gội vào ban đêm, tóc ướt sẽ bay hơi, mang theo một nhiệt lượng lớn khiến đầu bị lạnh, đồng thời khiến các mạch máu não bị co lại đột ngột, giảm tuần hoàn não, xuất hiện hiện tượng thiếu máu não dẫn đến đột quỵ, bất tỉnh, hôn mê, nếu không phát hiện và có biện pháp sơ cứu kịp thời có thể khiến tử vong.
Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa (vôi hóa), máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao. Nếu tắm vào các thời điểm đêm muộn, họ rất dễ bị đột quỵ với khả năng cao hơn rất nhiều so với người trẻ.
Ngoài ra, phụ nữ trong ngày “đèn đỏ” không nên tắm muộn, tránh tắm và gội đầu cùng một lúc vì dễ gây ra tình trạng đau đầu và đau bụng kinh. Vào thời điểm này, khí huyết bị mất, việc tắm và gội đầu cùng một lúc làm cơ thể bị lạnh, khí huyết ngưng khiến cho huyết ra hòn cục, gây ra tình trạng đau bụng.
“Trẻ em, phụ nữ có thai, người say rượu bia, đi làm mệt mỏi ra mồ hôi nhiều tuyệt đối không tắm muộn sau 23h”!!!
Tắm nước nóng cũng nguy hiểm
Tắm nước nóng cũng làm cho tĩnh mạch giãn ra, đồng thời giảm huyết áp. Do đó, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định có thể bị giảm huyết áp đột ngột, rất nguy hiểm tới tính mạng. Khi tĩnh mạch giãn ra thì khí huyết cũng lưu thông chậm đi, và khí hàn cũng dễ xâm nhập. Nên theo nguyên lý đông hay tây y cũng là có hại.
- Thời gian thích hợp: Từ cổ xưa các cụ đã có câu nhắc mở con cháu tắm sáng là vàng, tắm trưa là bạc, tắm tối là chì
Nếu ban đêm đi làm về người dơ bẩn, có thể lau người nhanh bằng nước ấm, phòng tắm đóng kín cửa, tránh gió lùa vào, thay đồ nhanh. Hoặc cố gắng tắm càng sớm càng tốt, tránh gần nửa đêm là giờ cực âm dễ sinh bệnh.
Nguồn: Thông Tin Y Khoa