Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

KỶ NIỆM HÀ NỘI MỞ RỘNG


Hiệu Minh. 5-5-2010


Thích nhất câu viết trong status trên FB của chị Thu Hồng (Hà Nội TV) “Lễ kỷ niệm 10 năm sát nhập Hà Nội -Hà Tây. Hội trường Mỹ đình chật ních cán bộ. 10 năm cùng nhau nhưng người Hà Tây ngượng ngập khi nói mình là người Hà Nội, còn người Hà Nội vẫn luôn nghĩ họ là người Hà Tây”.
Chị Thu Hồng chuyên đi “làm tin” với các chuyến VIP của TBT, Chủ tịch nước hay Thủ tướng, nên hiểu nội tình vụ Hà Nội mở rộng.
Còn người bạn Mỹ hỏi về Hà Nội, tôi có nói, một người từ quê Ninh Bình có cố đô Hoa Lư ra ở đây hơn 40 năm qua, tôi có thể nói rằng, về quê cứ tưởng Hà Nội mới và về Hà Nội cứ tưởng mình đang ở cố đô.
Ngày 1-8 là kỷ niệm 10 năm Hà Nội mở rộng. Chúc các bạn đón mừng Hà Nội tươi đẹp và nhớ đọc bài “Từ Washington nhỏ nghĩ về Hà Nội to” lão Tổng Cua viết 2 năm (2010) sau khi Hà Nội mở rộng.
===================
Từ Washington DC nhỏ nghĩ về Hà nội “to”
Hà Nội chúng ta từng có hình vuông, thủ đô nước Mỹ có hình vuông. Hai thành phố cách nhau nửa vòng trái đất. Hà Nội đang mở rộng nên cần tìm hiểu đôi chút xem nước người làm gì để tránh những bài học đắt giá.
Vài nhận xét của anh chàng IT về hai thủ đô từng là thù địch của nhau nhưng đã bỏ qua quá khứ. Tuy nhiên, để hai “kiến trúc” nằm cạnh nhau thì vẫn đang rất “thù hằn” 
Qui hoạch Hà Nội – nẩy ra từ “chân”

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

NHÂN NGÀY GIỖ HÀ TÂY ( 1/8 )- ĐỌC LẠI ÁNG VĂN BẤT HỦ



Thưa chư vị,
Ngày 1-8 hàng năm là ngày giỗ tỉnh Hà Tây. Nhớ ngày này năm ấy đúng ngày 1-7 al, tháng Ngâu, có nhật thực, lại có cơn mưa kì lạ. Trên con đường số 6 đoạn phân ranh giới Hà Nội - Hà Tây vào giờ Tý họ hạ gục tấm biển phân chia ranh giới. Và thế là một vùng văn hóa xứ Đoài đã thành thiên cổ. Tưởng niệm Hà Tây, xin chép lại bài ai điếu này để chúng ta cùng đọc và nhớ về Hà Tây muôn vàn thương yêu...
ĐIẾU HÀ TÂY TỈNH
Hỡi ơi !
.
Thế cục xoay vần càn khôn dời đổi, bước thịnh suy hồ dễ mấy ai hay.
Mở cửa bốn phương Nam Bắc Tây Đông, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa.
Đã từng trải bao phen sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ thế với thời gian.
Ai ngờ đâu bèo dạt mây tan, một quyết định tiễn về miền ký ức.
Nhớ tỉnh xưa !
Sừng sững Ba Vì trấn biên cương phía Bắc, thánh Tản Viên uy ngự chốn linh thiêng.
Một rẻo Tây Nam, mây nước miên man, Hương Tích động mở một trời Phật pháp.
Dòng Đà giang độc lưu lên phương Bắc, sông Tích hiền tuôn chảy xuống miền nam.
Dòng Đáy trong kết bạn với Nhuệ giang, ôm ấp trọn cả bình nguyên trù phú.
Suối Yên mơ ngọt ngào quyến rũ, nụ cười ai ngây ngất nón ba tầm.
Tiếng ai ca vắt vẻo giữa rừng xuân, trái mơ vàng mọng căng muôn điều ước.
Chùa Tây Phương giữa một miền non nước, bao năm rồi La Hán vẫn lặng im.
Đất Bối Khê cung kính vị thành hiền, nhận liền anh chùa Trăm Gian linh ứng.
Trúc Lâm môn bàn tay ai xây dựng, Vũ Khắc Trường ngồi đó với thời gian.
Vũ Khắc Minh kế tục hóa kim cương, chùa Đậu lành trở thành miền cổ tích.
Đền Đông Quan thênh thang và cô tịch, khói hương say phơ phất bóng cửu trùng.
Tiếng đàn bay giữa Đại Lộ mênh mông, nhịp phách tiên nâng hồn người lên cõi.
Dòng Nhị Hà xôn xao sóng dội, phù sa hồng kết thành bãi Tự Nhiên.
Có ai người dội gáo nước thiêng, thăng hoa hết tình yêu và số phận.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

TRÍ THỨC, ANH LÀ AI?


Bùi Hoàng Tám

Trí thức tức là người có học
Dân trí
Thứ Hai 06/02/2012 - 07:55
     Những ai hèn nhát, bàng quan trước vận mệnh dân tộc, thờ ơ với số phận đồng bào, vô cảm trước bất công oan ức, quay lưng lại với nỗi đau của cộng đồng thì dù có bằng cấp cao đến đâu, thành tựu lớn đến đâu cũng chỉ là kẻ vô học. 
Dư luận gần đây rộ lên câu hỏi: Trí thức là gì? hay nói cách khác, người như thế nào thì được coi là thuộc tầng lớp trí thức? Nhất là từ khi GS Ngô Bảo Châu trả lời báo chí “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức". Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc” thì câu hỏi này lại càng được quan tâm.
Theo Từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân, “trí thức” là người lao động trí óc (trí là hiểu biết, thức là biết). GS. Nguyễn Huệ Chi cho rằng “Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội”. Theo TS Giản Tư Trung: “Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội”. GS. Cao Huy Thuần cũng có ý kiến tương tự: “Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ”. GS. Nguyễn Văn Tuấn thì cho rằng trí thức thật là những người “Đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân…”
Nhớ lại cách đây 3 năm, trong loạt bài Nho sĩ thời nay có vơi đi khí phách? mình đã đặt câu hỏi này với một số chính khách, nhà khoa học, nhà báo như Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, GS. Phạm Song, TS. Chu Hảo và các nhà báo Phan Quang, Hữu Thọ.
Theo Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thì “trí thức phải là người luôn giữ được phẩm tiết”. Nhà báo Phan Quang cũng cho rằng “trí thức đích thực thì không bao giờ hèn”.